DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Vị thế của doanh nhân trong xã hội Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.


Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Vị thế của doanh nhân trong xã hội Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.
DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MỖI NGÀY MỘT LỜI HAY

Thống Kê
Hiện có 27 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 27 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 341 người, vào ngày 19/08/13, 09:10 am
Latest topics
» CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
by linhhoai 24/05/14, 11:54 pm

» TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ
by linhhoai 24/05/14, 09:34 pm

» LỜI THẦY DẠY
by linhhoai 13/04/14, 01:26 am

» Thời gian trôi?
by HHM 13/04/14, 12:24 am

» VĨNH BIỆT Thầy giáo Hoàng Văn Thống! Người thầy kính yêu!
by Hotuusau 06/03/14, 05:00 pm

» Tòa soạn báo Chém gió
by Hotuusau 06/03/14, 04:59 pm

» Sống chân thường
by linhhoai 13/12/13, 11:34 pm

» Chữ NHẪN
by linhhoai 04/12/13, 11:03 pm

» HHHV 2008 Nha Trang
by Khách viếng thăm 04/12/13, 09:03 am

» Từ Bi -Trí tuệ
by linhhoai 22/11/13, 12:48 am

» Hãy bình chọn cho TS.Hoàng Văn Sâm
by atuan762000 19/11/13, 01:28 pm

» Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng
by diemle 12/11/13, 10:16 am

» Suy ngẫm
by linhhoai 08/11/13, 09:49 am

» Thế nào là tình bạn tốt ?
by linhhoai 07/11/13, 10:00 pm

» Chuyện đời của cố nhạc sỹ Văn Cao được kể bằng âm nhạc.
by secretdnd 07/11/13, 10:02 am

» Nhân Nghĩa
by linhhoai 06/11/13, 10:02 pm

» Nội quy Diễn Đàn
by zetaly 06/11/13, 12:57 am

» Quảng cáo
by luyenlvtm 05/11/13, 11:51 pm

» Nếu chỉ còn một ngày để sống
by linhhoai 05/11/13, 10:21 pm

» Chuyện phải nói
by Khách viếng thăm 28/10/13, 12:41 am

» Chia tay cô giáo dạy văn Lương Thị Quý
by HHM 24/10/13, 09:55 pm

» Bóng dáng mẹ yêu!!
by nuocmatemladongsong 26/09/13, 09:24 am

» Thơ tình
by Khách viếng thăm 10/09/13, 09:14 pm

» Sắc mùa cũ
by Khách viếng thăm 08/09/13, 08:09 pm

» Tư duy tối ưu - First Things First
by lepooh 04/09/13, 08:58 pm

LƯỢT TRUY CẬP

Visiting
Liên kết
Diễn đàn PTTH Hoằng Hóa 2 Hoanghoa2.com

Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa Thanhhoa.gov.vn
TỪ ĐIỂN TRỰC TUYẾN

Chọn từ điển:
Từ cần tra:
© Cftanhiep Groups

CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

24/05/14, 11:54 pm by linhhoai

Con đường tâm linh của người Phật tử
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về …

[ Full reading ]

Comments: 0

TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ

24/05/14, 09:34 pm by linhhoai

Trí tuệ Bậc Giác ngộ
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Khi còn là thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. …

[ Full reading ]

Comments: 0

LỜI THẦY DẠY

13/04/14, 01:26 am by linhhoai

LỜI CỦA THẤY ....

Do đâu mà người ta bị áp lực trong cuộc sống. Phật dạy rằng con người bị áp lực trong cuộc sống là do tham, sân, si. Vì si mê chỉ …

[ Full reading ]

Comments: 0

Thời gian trôi?

13/04/14, 12:24 am by HHM

Thời gian ơi hãy trở lại?

Comments: 0

Sống chân thường

13/12/13, 11:34 pm by linhhoai


Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường
Nguyễn Thế Đăng
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh …

[ Full reading ]

Comments: 0

Top posting users this week
No user

NGOẠI TỆ
Tỷ giá
(Nguồn: )
GIÁ VÀNG
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
(Nguồn: )
Quà tặng âm nhạc
♥ Món quà từ: FastFurious
♥ Ca khúc: Mưa mùa thu
♥ Gửi đến: Các bạn thân mến

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Music-11
Nhấn nút Play để nghe
CLICK VÀO ĐÂY Để yêu cầu

Xem thêm hướng dẫn
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 



Vị thế của doanh nhân trong xã hội

+11
Hotuusau
Hoàng Hùng Sơn
honque
manh.dv
Tức Anh Ách
HongPhuc12c
lequochuy77
quylx
Bánh Mỹ
Vo Anh
CCBG
15 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by CCBG 11/10/10, 04:23 pm

Chào các bạn,

Các hạ "chém gió" cứ tự đặt mình vào tầng lớp doanh nhân, mà theo báo chí và dư luận đang tung hô rằng:
" ... Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại hiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội, trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh nhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay, tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trung tâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong đời sống nhân loại. ..." (theo "Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay" Báo Điện Tử Văn Hóa Doanh Nhân - Tác giả : PGS.TS Lê Quý Đức đăng 5:33, 11/10/2010)

Nhưng, cũng trưa nay, các hạ ngồi ăn cơm với một số anh chị bạn doanh nhân, có một anh hỏi:
- Hôm qua, có ai đi xem diễu binh không?
Có vài người trả lời: "Có"
Anh bạn hỏi tiếp:
- Có ai để ý xem khối Doanh nhân xếp vị trí nào trong đoàn diễu binh không?

.... Bàn ăn chợt trầm xuống, không ai nói thêm câu nào, hình như có một cái gì đó "ngèn nghẹt" trong cổ họng mỗi người và những ánh mắt suy tư ...

Lát sau, anh bạn các hạ như muốn phá vỡ cái không khí ấy, hỏi thêm một câu:
- Khi mà xã hội còn xếp tầng lớp doanh nhân đi áp chót đoàn diễu binh, thì nền kinh tế có khả năng cất cánh không?

... Lại một lần nữa, không ai trả lời, mà thực lòng không ai muốn trả lời vì họ vẫn đang đăm chiêu cho câu vấn của riêng mình bằng các trải nghiệm của doanh nhân ...

Vâng, các hạ ngưỡng mộ lắm các doanh nhân của K9295, đặc biệt là HHS, Quylx, Bánh Mỹ .. các hạ nêu vấn đề lên đây để cùng bàn luận với các bạn như HHS, Quylx, Bánh Mỹ, ThanhBinh12E, Hoanhvinh, DinhVietChung, LevanThang, manhthienlong, TrinhTienAnh ... nếu bạn nào có nhã hứng tìm hiểu cái vị thế thực của mình hiện nay (hãy xem như chúng ta đang ngồi cùng bàn ăn với các hạ).
Các hạ xin được nêu một câu của dân gian dạy: "Ở đời, phải biết mình là ai?!".
Các bạn K9295, hai chữ "Doanh Nhân" ở vị trí nào trong tâm trí các bạn, hãy chia sẻ!
Xin mời các ý kiến! (chú ý: viết chân thành, nhưng tránh chính trị nhé!)


Được sửa bởi canhchimbatgio ngày 11/10/10, 04:51 pm; sửa lần 2. (Reason for editing : Sửa chính tả)
CCBG
CCBG
Cuồng si diễn đàn
Cuồng si diễn đàn

Tổng số bài gửi : 928
Mức độ đóng góp : 12810
Điểm được cảm ơn : 808
Ngày tham gia : 09/07/2010
Đến từ : www.khanmollis.vn

http://www.khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Vo Anh 12/10/10, 09:54 am

Chào CCBG,

Tôi tên là Vô Ảnh (chứ không phải Vợ Anh), lâu nay tham gia diễn đàn đọc thông tin nhưng chưa viết bài nào. Hôm nay trả lời bài này coi như chính thức "cầm bút" với diễn đàn.

Anh đặt ra vấn đề rộng quá, ai sẽ trả lời anh đây?
Là bạn của một doanh nhân, tôi biết các anh đã đặt câu hỏi và tự trả lời cho chính mình, vì xưa nay bản lĩnh doanh nhân đã mạnh và trực giác đâu cần chia sẻ.
Với tôi, ý anh không phải là vấn đề thứ tự, mà điều quan trong là vai trò nào cho doanh nhân trong suy nghĩ của giới chức, cơ quan công quyền, của những nhà tổ chức ... hay các anh chỉ là "vịt béo" để vặt, để xin, để kêu gào ủng hộ, truyền thông dùng cho các anh vài từ mỹ miều "Mạnh Thường Quân" với mục đích moi vài tỷ đồng ... Đừng như thế chứ nhỉ, xã hội đang sống, phát triển và tự hào bằng chính tài năng, trí tuệ và cả sự thất vọng, buồn bực của các anh trên thương trường.

Ngày mai là ngày của các anh (13/10 - ngày Doanh Nhân Việt Nam, theo quyết định của Thủ tướng từ 2004), xin chúc các anh mạnh khỏe để chiến đấu và tin tưởng rằng, một ngày nào đó, xã hội sẽ thực sự tôn trong các anh trước khi nói về sự tôn vinh.

Sẽ lắng nghe các comment tiếp theo của các bạn, quan điểm của tôi là: Hãy tôn trọng doanh nhân, họ làm giàu không chỉ vì cá nhân họ, mà còn vì lòng tự tôn dân tộc!

Tạm biệt mọi người.
avatar
Vo Anh
Ngó nghiêng diễn đàn
Ngó nghiêng diễn đàn

Tổng số bài gửi : 12
Mức độ đóng góp : 145
Điểm được cảm ơn : 130
Ngày tham gia : 01/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Bánh Mỹ 12/10/10, 01:50 pm

Cảm ơn Canhchimbatgio và Vo Anh đã có những chia sẻ,
Bánh Mỹ không biết có được xếp ngồi cùng bàn với các Doanh nhân của K9295 không nữa, trong lúc chờ ý kiến của các bạn, Bánh Mỹ cũng xin phép được chia sẻ đôi điều.

Chưa nói đến chuyện định vị Doanh nhân trong xã hội hiện nay như thế nào, bản thân Bánh Mỹ có một cảm nhận ở góc độ tương đối dễ nhận biết nhất, sự thực là Doanh nhân Việt nam đang nằm trong top bị stress nhất thế giới theo điều tra xếp hạng của một tổ chức nghiên cứu thị trường. Điều này có vẻ mâu thuẫn khi nền kinh tế được đánh giá là năng động và đang có những bước phát triển về môi trường kinh doanh.
Theo nhìn nhận của Bánh Mỹ, stress là do hậu quả đến từ áp lực cạnh tranh quá lớn, do tình hình kinh tế có suy thoái (dòng cung tiền mặt bị siết chặt theo) nhưng một nguyên nhân chính khác là do Doanh nhân Việt nam phải đối mặt với những áp lực không đáng có đến từ những bất cập trong việc điều hành quản lý nhà nước (cái này hơi động chạm đến vấn đề nhạy cảm mà chủ topic Canhchimbatgio đặt ra nên Bánh Mỹ không đi sâu tiếp nữa).

Hãy cân bằng, tự tạo cho mình cơ hội để thư giãn, xả stress để tiếp tục lao vào những "cuộc chiến" mới nhé, các doanh nhân của K9295!

Bánh Mỹ xin được rửa tai nghe các bậc tiền bối để học hỏi,
Thân mến,
Bánh Mỹ
Bánh Mỹ
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 101
Mức độ đóng góp : 1426
Điểm được cảm ơn : 320
Ngày tham gia : 10/08/2010

https://www.facebook.com/PLGolfVN

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by quylx 13/10/10, 08:33 am

Chào các bạn,
Chủ để CCBG đưa ra thật khó, mà lại còn yêu cầu tránh chính trị nữa thì còn khó hơn cho các hạ bình luận rồi. Thực ra cái vụ CCBG nêu ra thứ tự không biết là vô tình hay hữu ý mà lại có cái chuyện doanh nhân đi cuối.

Tôi suy nghĩ theo hướng tích cực "đứng đằng sau" tất cả, đứng đằng sau ở đây cũng có thể hiểu nâng đỡ, cũng có thể là điểm tựa.

Xã hội chúng ta trong quá khứ, doanh nhân không được xem trong, xưa kia chỉ gọi là tiểu thương hay thương nhân, thậm chí doanh nhân khi xưa còn gán cái mác xấu là lươn lẹo nữa, mua rẻ bán đắt mà.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay doanh nhân là lực lượng chính xây dựng nền kinh tế đất nước, là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước theo nhịp phát triển chung của thế giới. Chính lực lượng doanh nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách Kinh tế, Pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, có thể nói ở đâu đó doanh nhân “đứng đằng sau” nhưng trong trên mặt trận kinh tế và xây dựng đất nước có thể nói doanh nhân chính là lực lượng xung kích, là lực lượng tiên phong. Thước đo sự phát triển của một quốc gia chính là nền kinh tế của quốc gia đó.

Như vậy, mặc dù xã hội hiện nay vị thế của doanh nhân cũng đã có nhiều thay đổi, vai trò của doanh nhân rất quan trọng nhưng dường như vị thế trong xã hội thì chưa xứng đáng với vai trò của họ.

Một ví dụ rất đời thường, doanh nhân chúng ta đi làm, đóng thuế để vào Ngân sách để Nhà nước trả lương cho các ông hành chính nhưng khi đối mặt nhau, mấy ông có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự giao thông mấy khi chào mình theo quy định mà ngược lại còn Đ. Mẹ… Ừ thì nếu mình có vi phạm luật giao thông họ vẫn phải chào theo quy định chứ.
Chỉ vài dòng tâm sự nho nhỏ để thấy vị thế của doanh nhân. Không biết các bạn nhìn nhận thế nào?
quylx
quylx
Rất yêu diễn đàn
Rất yêu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 497
Mức độ đóng góp : 5057
Điểm được cảm ơn : 340
Ngày tham gia : 08/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by lequochuy77 13/10/10, 09:37 am

Chào các bạn!
Xin chia sẻ một chút hiểu biết về doanh nhân:
Doanh nhân được hiểu là người làm nghề kinh doanh, có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên thực tế, có những doanh nhân thành đạt và không thành đạt (thất bại).
Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.
Doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm, đó là ngày 13 tháng 10 (Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải).
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy: lớp doanh nhân trẻ tuổi nước ta giàu lòng yêu nước, có ý chí kinh doanh, phần lớn được đào tạo bài bản về kiến thức quản lý và khoa học công nghệ, thực sự là những doanh nhân - trí thức trẻ tuổi đang là lực lượng chủ lực của đất nước trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Đã có nhiều dẫn chứng thể hiện tiềm năng to lớn của lực lượng doanh nhân trẻ tuổi nước ta. Nhân dân ta hoàn toàn có thể tin cậy và lực lượng hùng hậu và đang rất sung sức này.
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, chúc các doanh nhân Việt Nam nói chung, các bạn doanh nhân là cựu học sinh K92-95 Hoằng Hóa 2 thành đạt, khẳng định được vị thế doanh nhân, sớm bước lên bục vinh quang, có nhiều đóng góp cho xã hội.
avatar
lequochuy77
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 244
Mức độ đóng góp : 3225
Điểm được cảm ơn : 175
Ngày tham gia : 03/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by CCBG 13/10/10, 12:06 pm

Cảm ơn Vo Anh, Bánh Mỹ, Quylx, lequochuy77 đã tham gia một topic "vừa rắn, vừa chuối" này.
Đúng là "tránh chính trị" để nêu vấn đề này thì khó thật, nhưng các bạn vẫn "lách" được đó thôi .. ha ha

Theo các hạ, doanh nhân ở xã hội ta stress thật đấy, không chỉ kiến thức quản lý kinh doanh, ngoại giao để hội nhập quốc tế mà còn phải "tránh né hành chính", tránh né "quan tham", tránh né "quan liêu", và ..né cả các bà xã (nếu có đi chơi). Mệt thật!

Mời các bạn tiếp nhé, các hạ sẽ viết tiếp nữa đấy..

Chúc các Doanh nhân Việt nam và doanh nhân K9295 sức khỏe, thành công và "né tốt"!
CCBG
CCBG
Cuồng si diễn đàn
Cuồng si diễn đàn

Tổng số bài gửi : 928
Mức độ đóng góp : 12810
Điểm được cảm ơn : 808
Ngày tham gia : 09/07/2010
Đến từ : www.khanmollis.vn

http://www.khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Thay lời chúc Ngày 13.10

Bài gửi by HongPhuc12c 13/10/10, 12:58 pm

Hôm nay tính soạn một tin nhắn SMS rồi bắn lung tung cho tất cả các doanh nhân mà mình có số điện thoại. Nhưng may quá thấy topic này trên 4rom, vài lời thay lời chúc đến các Doanh nhân K9295 nói riêng, doanh nhân Hoằng Hóa 2 nói chung và tất cả các doanh nhân nào ghé diễn đàn. Chúc các Doanh nhân CHÂN CỨNG, ĐÁ MỀM, VƯỢT QUA MỌI THỬ THÁCH, CHẤP NHẬN TỔN THƯƠNG ĐỂ GIÀU SANG, PHÚ QUÝ, SUẤT SẮC, VƯỢT TRỘI.
HongPhuc12c
HongPhuc12c
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1378
Mức độ đóng góp : 17241
Điểm được cảm ơn : 1097
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Thư gửi chồng doanh nhân!

Bài gửi by Tức Anh Ách 13/10/10, 03:49 pm

Thân mến gửi CCBG và các doanh nhân K9295,
Bằng lối viết nhẹ nhàng của một người vợ, mượn lời KLinh để hóa thân thành nhân vật, gửi chồng yêu thương đang đứng "trên tuyến đầu Tổ quốc", chúc các anh vững vàng vào cuộc chiến mới:


"Vợ cũng may mắn có chồng là doanh nhân thành đạt. Chồng lại yêu vợ con nữa. Thế thì còn gì bằng. Nhưng hạnh phúc của vợ dường như không tỉ lệ thuận với sự thành đạt của chồng.

Là vợ doanh nhân thành đạt, niềm tự hào và sự sung túc về vật chất thì người thân, bạn bè đều thấy được. Nhưng những nỗi buồn, sự vất vả, khó khăn thì chỉ mình mình biết. Chồng nhỉ.

Thời gian đầu thì vợ chồng đều phải hy sinh thời gian cho nhau, dành dụm tiền bạc để chồng gây dựng sự nghiệp. Chồng động viên vợ tiết kiệm chi tiêu, không mua sắm nội thất đắt tiền, không du lịch, không xài đồ hiệu như hồi chưa cưới. Rồi lo vay mượn, nợ nần. Khó khăn về vật chất ấy chỉ vợ chồng biết với nhau. Lúc đó tuy có khổ về vật chất nhưng không khổ về tinh thần vì vợ chồng yêu thương nhau, chồng động viên vợ chịu khó vất vả, mai này thành đạt chồng bù đắp cho.

Khi công việc của chồng phát đạt, có nhà lầu, xe hơi, công ty, nhà xưởng đàng hoàng. Chồng không phải quá ham nhậu, cũng không thích đi tăng 3. Nhưng chồng doanh nhân không có thời gian dành cho vợ con, gia đình nội ngoại. Mọi việc, có sẵn tiền đấy, vợ tự lo. Mà tiền đâu có giải quyết được mọi việc, tiền đâu phải lúc nào cũng mang lại sự ấm cúng cho gia đình, niềm vui cho vợ, đâu phải lúc nào cũng thay thế được sự chăm sóc của bố với con, sự quan tâm của con trai, con rể với cha mẹ. Bây giờ không còn khổ về vật chất nhưng lại khổ về tinh thần.

Từ ngày cưới chồng vẫn luôn thề non hẹn biển hứa chung thủy cả đời. "Vì yêu vợ và là người đàn ông bản lĩnh. Với lại, vợ đẹp, con nhà gia giáo, mãi chồng mới yêu được, vợ đảm đang trong gia đình, vợ giỏi, biết giúp chồng trong công việc. Thế thì làm sao mà không chung thủy cho được." Nhưng giờ chồng thành đạt, công việc của chồng nhiều khi vợ không theo sát được để mà chia sẻ. Vợ lại không phải mãi mãi tuổi hai mươi. Chồng có nhân viên tốt, có điều kiện chia sẻ hơn vợ, xinh và trẻ hơn vợ. Cô ấy chỉ thấy được cái sung sướng khi được yêu doanh nhân, nghĩ rằng vợ doanh nhân chắc sướng lắm, ngồi mát ăn bát vàng.

Chồng không biết có quên lời thề hẹn không, nhưng ban đầu chồng không hề cố ý chia sẻ cuộc sống của mình với cô ấy, không định chia sẻ quỹ thời gian vốn ít ỏi của chồng dành cho vợ con và gia đình. Nhưng cuộc sống biết thế nào được, chồng không cố ý, cô ấy không cố tình, chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy. Gia đình và bạn bè thì vốn ngưỡng mộ chồng, chồng đàng hoàng và thành đạt thế cơ mà, nên mọi lý giải về hành động của chồng là sự hoài nghi về vợ. Vợ tuy được tiếng là luôn tận tâm chăm sóc gia đình và biết chăm sóc bản thân mình nhưng vẫn được nhận vô vàn lời khuyên cần cố gắng hơn nữa.

Vợ còn chút may mắn là chồng còn yêu vợ, yêu gia đình. Vợ thấy thực sự thương nhiều người phụ nữ được tiếng là có chồng doanh nhân thành đạt nhưng sung sướng chưa thấy đâu mà khổ thì đã khổ rồi.

Chỉ mong chồng dù có là doanh nhân hay là gì đi nữa luôn là điểm tựa vững vàng cho vợ con và luôn sáng suốt, cân bằng các giá trị trong cuộc sống."


(KLinh - vnexpress)
Tức Anh Ách
Tức Anh Ách
Bắt đầu thích diễn đàn
Bắt đầu thích diễn đàn

Tổng số bài gửi : 97
Mức độ đóng góp : 1333
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 01/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by quylx 13/10/10, 04:07 pm

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, xin gửi lời chúc tốt đẹp đến các bạn, những người gọi là doanh nhân. Chúc các bạn tràn đầy năng lượng và gặt hái thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
quylx
quylx
Rất yêu diễn đàn
Rất yêu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 497
Mức độ đóng góp : 5057
Điểm được cảm ơn : 340
Ngày tham gia : 08/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by CCBG 14/10/10, 10:53 am

Chào các bạn,
Ngày 13/10 trôi đi trong yên ắng, chỉ có mỗi K9295 chúng ta có văn hóa chúc mừng nhau. Doanh nhân K9295 chắc cũng vui lòng và tự hào về sự đóng góp của mình, nhưng rõ ràng là xã hội tôn vinh doanh nhân được như những người thầy (thầy giáo, thầy thuốc .... kể cả thầy cúng) thì con đường chắc còn dài lắm.

Các hạ nói vậy không có ý ghen tỵ, nhưng khái niệm về doanh nhân rất rộng theo đúng vai trò của nó. Các bạn thử xem: một bạn giáo viên K9295 làm quản lý cho một trường quốc tế hay dân lập, một bạn luật sư K9592 làm cho một văn phòng luật sư biện hộ, một bạn kỹ sư xây dựng giám sát thi công một công trình dân sự, một bạn học bách khoa kinh doanh thiết bị và dịch vụ truyền hình, một bạn cảnh sát làm đội trưởng bảo vệ cho một ngân hàng, một nhà báo gửi bài cho tạp chí ... Hỏi họ có phải là doanh nhân không? Vâng, họ chính là doanh nhân đấy chứ! Và K9295 chúng ta nhiều doanh nhân lắm, hãy chúc mừng nhau và cùng nhau "chiến đấu" nhé ....

Đây là một bài luận về vai trò của doanh nhân mà các hạ thấy khá hợp lý cho "giấc mơ doanh nhân",
Xin chia sẻ cùng các bạn:

Tác giả : PGS.TS Lê Quý Đức
"...
Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệ GDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lập được các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt quốc tế, hoặc chỉ giữ thân phận “chầu rìa” đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế của doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho vị thế của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ quốc gia đi thăm viếng các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà chính trị, ngoại giao, còn từ khi chúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các nước trên thế giới”, tháp tùng các chính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân. Sự biến đổi ấy phần nào đã nói lên vị thế của doanh nhân trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Chúng ta đưa ra quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hay “chỉ hội nhập kinh tế” với thế giới, điều đó cũng khẳng định vị thế của doanh nhân. Như người ta nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếu chỉ đến “hội” thì ai cũng đi được, nhưng để “nhập” (hợp tác, liên kết, liên doanh làm ăn kinh tế) với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp, doanh nhân mà thôi.
.....
Ở những nước đang phát triển, phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo thì kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được. Theo tạp chí Forbes, một quốc gia khi chưa có những tỷ phú đô-la thì nền kinh tế nước đó chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, doanh nhân là những chiến sỹ tiên phong trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp là những quả đấm thép trên thương trường quốc tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sau thất bại trong chiến tranh, người Nhật đã lao vào phát triển kinh tế, hình thành tầng lớp doanh nhân thay thế cho tầng lớp võ sỹ đạo, nhân vật tiêu biểu cho xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngày nay, chính tầng lớp doanh nhân đã làm nên thương hiệu của đất nước Mặt trời mọc (con cháu thần mặt trời) làm nên uy tín và vị thế của Nhật bản trên trường quốc tế.

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, doanh nhân giữ vai trò hết sức to lớn, theo thống kê của tổ chức phát triển của Liên hợp quốc gần đây, 358 công ty xuyên quốc gia chiếm tới 50% GDP toàn cầu. Như vậy, đời sống kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các công ty đó. Cơn địa chấn về tài chính, ngân hàng vùng Đông Nam Á và Đông Á những năm 1997-1998 vừa qua làm rung chuyển các nước như Thái Lan, Malayxia, Indonesia và cả Hàn Quốc đã chứng tỏ điều đó. Doanh nhân là tầng lớp nắm quyền lực kinh tế, một trong những quyền lực có sức khuynh đảo đời sống của các quốc gia và thế giới, chẳng hạn sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gates – người giàu nhất hành tinh là “người làm thay đổi thế giới” ở cuối thế kỷ XX.

Doanh nhân có thể tác động mạnh mẽ đến cả đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia dân tộc. Những tập đoàn kinh tế lớn có thể làm sập đổ cả một bộ máy quyền lực hay cũng có thể cứu vãn sự sụp đổ của một chính phủ. Nhiều doanh nhân lớn đã trở thành chính khách lèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới như Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông), Berlusconi (Italia), Thạc-sỉn (Thái Lan) hay Lee Myung Bak (Hàn Quốc)…

Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xem xét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò của doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập của nước ta với thế giới...."
CCBG
CCBG
Cuồng si diễn đàn
Cuồng si diễn đàn

Tổng số bài gửi : 928
Mức độ đóng góp : 12810
Điểm được cảm ơn : 808
Ngày tham gia : 09/07/2010
Đến từ : www.khanmollis.vn

http://www.khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by HongPhuc12c 14/10/10, 11:35 am

Anh Chim ơi, HHS ơi, hôm nào thành lập câu lạc bộ doanh nhân K9295 đi, ở phần PING, PING, PING ấy. Để anh em mình học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và giao lưu hợp tác.
HongPhuc12c
HongPhuc12c
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1378
Mức độ đóng góp : 17241
Điểm được cảm ơn : 1097
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by manh.dv 16/10/10, 12:12 am

Chào các anh chị!

Xin lỗi tôi đến muộn

Rất cảm ơn các anh chị đang chia sẽ về vấn đề vị thế của doanh nhân!
Vâng, là một người làm kinh doanh và cũng là một trong nhưng người được ban tổ chức Quốc gia chứng nhận là doanh nhân, tôi xin chia sẻ cùng các cạn đôi điều như sau:

1. Thế nào gọi là doanh nhân?

Doanh-là kinh doanh, Nhân-là người, Doanh nhân-nghĩa là người làm kinh doanh, kinh tế doanh nghiệp. Thực ra, từ ''Doanh nhân'' là từ mượn từ ngôn ngữ Hán nôm chứ không phải Tiếng Việt ngày nay, và chính có sự giao thoa ngôn ngữ này mà người nghe cũng có cảm rác lộn xộn như chính hiểu biết của họ. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mỗi người một ''chuyên môn'' - người thì giỏi săn bắn, người thì giỏi hái lượm, và ..vv.

2. Vị thế của doanh nhân

Doanh nhân mỗi thời có một vị thế riêng, điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển và chế độ xã hội.

Từ rất xa xưa vào những năm 552-479 trước công nguyên khi mà xã hội có sự phân chia giai cấp và quyền lực thì khổng tử người thầy của đạo giáo đã phân chia xã hội thành bốn tầng lớp giai cấp như sau: Sĩ - Nông - Công - Thương. Theo Khổng Tử tầng lớp thương nghiệp chỉ xếp vào hàng thứ tư và được Khổng Tử xem là tầng lớp tiểu nhân vụ lợi.

Ngày nay, khi mà chiến tranh đã lùi xa, đất nước được thái bình thì con người có mưu cầu hạnh phúc cao hơn, chất lượng sống tốt hơn thì việc phát triển kinh tế là lựa chọn tất yếu cho sự phát triển.

Xuất phát từ mục tiếu đó, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế bằng những hành động cụ thể như kêu gọi đầu tư nước ngoài, liên tục điều chỉnh hành lang pháp lý cho phù hợp với tình hình mới, cũng như vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu-nước mạnh-xã hội công bằng-dân chủ-văn minh và thực tế con tàu nền kinh tế Việt Nam đã và đang trên đường ray vươn mình ra thế giới.

Từ những thành quả mà 20 năm đổi mới và phát triển mà chúng ta đã nhận được thật đáng tự hào, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của các Doanh Nghiệp-Doanh nhân. Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp-doanh nhân vừa là đầu tầu cho sự phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng là hậu phương vững trắc cho mọi hoạt động có liên quan đến kinh tế.

Những người làm kinh doanh, làm giàu là đáng mừng cho chính bản thân họ và xã hội nhưng lĩnh vực nào cũng có đích để hướng tới, đẳng cấp để đạt được và một danh phận trong lĩnh vực hoạt động. Từ thực tế đó, Chính phủ đã có những ghi nhận kịp thời những công lao đóng góp của các doanh nhân bằng việc phân định đẳng cấp, thương hiệu cho tập thể và cá nhân có đóng góp sức mình cho Tổ quốc.

Danh hiệu Doanh nhân là một danh phận rõ ràng trong giới kinh doanh, bởi để đạt được danh hiệu này cũng cần phải đạt được những tiêu chí nhất định. Điều này thì không cần phải kể ra nhưng các bạn cũng hiểu rằng nhân tài là nguyên khí quốc gia - ''người tài là người lo được cuộc sống cho nhiều người'', nhưng trong thực tế thì có nhiều người có học vị rất cao nhưng cả đời lo cho mình còn lay lắt, như thế thì là gì? là con mọt đục khoét kho gạo nhà nước chứ làm lợi gì cho dân.

Doanh nhân có thể vụ lợi nhưng chính sự vụ lợi ấy mà trong quá trình lưu thông đồng tiền đã làm ''Tiền đẻ ra Tiền'' tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và phúc lợi xã hội.

Doanh nhân đóng góp rất nhiều cho các hoạt động xã hội, nhưng có nhiều người nhầm tưởng rằng doanh nhân phải mất tiền cho các hoạt động đó nhưng thực tế là các bạn đã nhầm bởi ''vật chất không của riêng ai mà chỉ có những người biết thay đổi vật chất thành các đại lượng vật chất mới hoàn chỉnh hơn'' như vậy phải khâm phục họ vì họ biết điều khiển thế giới bằng việc làm trí tuệ hơn người của họ.

Doanh nhân là vậy, nhưng đừng hiểu nhầm rằng doanh nhân là kinh doanh đơn giản, và không như quan điểm của Khổng tử từ rất xưa mà trong thời đại ngày nay phải bao gồm cả bốn yếu tô trên ''sĩ -nông-công-thương''. Đa số các doanh nhân ngày nay cần phải có một tri thức vũng chắc, một trí tuệ nhạy bén mới đương đầu được thương trường như chiến trường và trong số đó nhiều người là nhà khoa học, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, cử nhân.

Doanh nhân là danh hiệu cao quý trong giới kinh doanh, nhưng vì háo danh có người tự phong cho bình là doanh nhân, vì như thế sẽ rất lố bịch và ''vịt chết'' bởi trong kinh doanh háo danh là tự xẻo thịt mình.

Những người được tuyên dương danh hiệu Doanh nhân phải có bằng công nhận của ban tổ chức quốc gia dựa trên những cống hiến cho đất nước được công nhận mới là doanh nhân thật sự, những người như vậy chúng ta cần biết trân trọng và kích lệ.

Quê choa có câu: đừng bao giờ cho rằng ''con nhà mình thông minh hơn con nhà khác-khoai nhà khác to hơn khoai nhà mình''

Thân ái
Đỗ Mạnh 12D
097.34.98889


Được sửa bởi hoanghungson ngày 16/10/10, 10:30 am; sửa lần 1. (Reason for editing : Tôi xin phép "mông" lại vì có nhiều lỗi chính tả)
manh.dv
manh.dv
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 106
Mức độ đóng góp : 2202
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 06/10/2010
Đến từ : Xóm bến đò-Làng Triêng-Hoằng Giang

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by honque 16/10/10, 08:47 am

Tôi có cảm nhận như bạn Đỗ Mạnh đang đứng ở vị trí Chủ tịch hội doanh nhân k9295 ôn lại truyền thống mình...Rất cảm ơn sự chia sẻ rất riêng về sự hình thành và phát triển của doanh nhân trong xã hội nói chung.
honque
honque
Bắt đầu thích diễn đàn
Bắt đầu thích diễn đàn

Tổng số bài gửi : 76
Mức độ đóng góp : 1922
Điểm được cảm ơn : 284
Ngày tham gia : 04/09/2010
Đến từ : TH- HN

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Tức Anh Ách 16/10/10, 09:41 am

Chào các bạn, chào các doanh nhân K9295,

Xưa, phụ nữ luôn phải ngồi dưới bếp, làm cơm cho chồng con ăn và tiếp khách, không dám ngẩng mặt lên. Nay, các "Bông hồng vàng" Việt nam cũng nhiều không kém các ông "Doanh nhân tiêu biểu".

Yeutham tôi là vợ của doanh nhân (mà không biết có phải là doanh nhân không nữa? vì chả thấy cái bằng công nhận doanh nhân của ban tổ chức quốc gia nào cả, thôi thì cứ "nổ" đại cho nó oai, chứ tầm doanh thu vài chục tỷ đồng chắc chỉ thua mỗi doanh nhân K9295 thôi), võ vẽ theo đòi ông xã học làm thương lái, nay cũng khấm khá hơn một chút, mới thấy rằng: làm giàu không khó mà muốn làm doanh nhân không dễ.
Nhưng Hồng Phúc à, rất thích ý kiến của bạn đề nghị thành lập câu lạc bộ doanh nhân K9295, để chị em mình học hỏi, biết đâu phụ giúp chồng con được khối thứ đấy nhỉ.
Yêu thầm lại nhớ một câu của Bà Huyện Thanh Quan:
"Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"

Yeutham không dám so mình với doanh nhân K9295, nhất là doanh nhân đã có bằng công nhận của ban tổ chức nào đó, nhưng cũng xin mạo muội góp vài lời nho nhỏ, góp nhặt đâu đó trên "đường làm ăn":

Một doanh nhân thông thường theo định nghĩa thì phải đem lại lợi ích, phải tạo ra giá trị gia tăng, nhưng là một doanh nhân tốt còn phải hơn thế, nghĩa là khi không làm doanh nhân nữa thì có thể làm bất kỳ cái gì còn lại trong cuộc sống. Do đó, tôi không thích rất nhiều sáng kiến từ phía các nhà quản lý xã hội là xây dựng một đội ngũ doanh nhân, xây dựng một đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ nọ, đội ngũ kia.

Tôi cho rằng, thay thế việc xây dựng những đội ngũ ấy bằng việc xây dựng con người. Nếu không dựa trên nền tảng những định nghĩa hoặc một hệ thống các giá trị để xác định một đơn vị con người hoàn chỉnh và phát triển phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống và đòi hỏi của nhân loại thì mọi đội ngũ đều thất bại hết. Tôi là vợ một doanh nhân và quản lý một phần kinh doanh của chồng, và nói cho cùng thì tôi là có thể là một doanh nhân thành công. Một doanh nhân thành công nghĩa là gì? Một doanh nhân thành công là một người tìm ra được những lợi ích mà không thấy rằng những lợi ích tương tự mất tích trong túi của những người mà mình trông thấy, mình quan hệ. Tức là chúng ta không lấy trộm lợi ích của người khác để bỏ vào túi mình và gọi đó là lợi ích. Nếu theo định nghĩa chặt chẽ như vậy thì tôi là một doanh nhân thành công, tôi không lấy của người khác để bỏ vào túi tôi. Tôi trao đổi loại dịch vụ hay loại sản phẩm mà tôi có và tạo ra lợi ích của người khác, tạo ra giá trị phát triển cho người khác và do đó tạo ra giá trị phát triển cho xã hội, và lợi ích của tôi là một tỷ lệ hợp lý trong đấy. Tức là người đã sử dụng dịch vụ của tôi thêm được 10 đồng thì tôi thêm được 1 - 5% trong số lợi ích mà tôi có thể giúp họ. Đấy chính là một doanh nhân thành đạt. Một doanh nhân thành đạt là một doanh nhân mà những người cộng tác với mình không nghèo đi, không già đi, không ngu dốt đi trong sự hợp tác với mình. Nếu chúng ta sử dụng một giai đoạn cuộc đời của mình để làm kinh doanh theo định nghĩa như thế thì sau khi kinh doanh chúng ta mới quay lại để làm những việc khác và làm người được.
.....

Dài dòng quá nhỉ, vài điều mông muội, mong các bạn thông cảm và giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho tôi nhé.
Xin cảm ơn trước ạ!
Tức Anh Ách
Tức Anh Ách
Bắt đầu thích diễn đàn
Bắt đầu thích diễn đàn

Tổng số bài gửi : 97
Mức độ đóng góp : 1333
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 01/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Hoàng Hùng Sơn 16/10/10, 10:22 am

Chào mừng thành viên Đỗ Văn Mạnh đã tham gia và có bài đóng góp đầu tiên, mong tiếp tục nhận được các chia sẻ của bạn, đặc biệt là trong chủ đề này.
Hoàng Hùng Sơn
Hoàng Hùng Sơn
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1418
Mức độ đóng góp : 14774
Điểm được cảm ơn : 952
Ngày tham gia : 03/07/2010
Tuổi : 47
Đến từ : Làng Kênh

https://www.facebook.com/PLGolfVN

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Vo Anh 16/10/10, 10:34 am

Chào K9295,
Đây là bài viết thứ 2 của mình, lại chọn một vấn đề "xương xẩu" để viết, nên nếu có phạm húy xin hay bỏ qua cho mình.

Minh là một nhân viên làm thuê, nhưng khát vọng ông chủ luôn luôn cháy bỏng, tuy nhiên lực bất tòng tâm mà thời vận chưa thuận lợi. Mình rất thích đọc các bài viết và những chủ đề mang tính lý luận như thế này. Hôm đầu, đọc topic của CCBG mà yêu cầu tránh chính trị, mình đã nghĩ là khô hạn lắm, ai dè nhiều viewing và bàn luận đến vậy, thật khâm phục các bạn K9295.

Cũng xin chút bàn luận với các bạn, mình nêu một vài quan điểm mà hôm trước có được tiếp chuyện một doanh nhân thành đạt, tổng giám đốc một tập đoàn tư vấn lớn nói chuyện. Mình không nhớ hết nguyên văn, xin được nêu đại ý như sau:

Mình hỏi: Em rất mong muốn được tiếp xúc với những người như anh để hun đúc tinh thần doanh nhân đúng nghĩa. Anh vẫn nói với mọi người là làm doanh nhân có nghĩa là tạo ra những giá trị cho xã hội, và thành công của mình sẽ là do xã hội trả lại từ những giá trị mà mình tạo ra. Anh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, em muốn tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh cho em vài lời được không?

Doanh nhân trả lời: Em trẻ như thế này, đẹp như thế này, có khuôn mặt thông thái như thế này, em đừng tự đốt cháy mình vì bất kỳ cái gì, kể cả tiền bạc, đấy là lời khuyên của tôi. Kinh doanh không phải là cách thức duy nhất để làm ra tiền, và tiền không phải là cách duy nhất để tạo ra sự sáng sủa, tạo ra hạnh phúc của em. Chúng ta không làm chủ được thì chúng ta làm thuê, chúng ta làm thuê một cách thông thái, chúng ta vẫn sống được. Chỉ có điều chúng ta phải đủ thông thái để đi làm thuê cho những người thông thái khác, những người biết sử dụng lao động của em vào những công việc tạo ra giá trị gia tăng bằng một phương pháp thông minh nhất để từ đấy nó tạo ra một thứ lao động không khổ sai. Lao động tạo ra các yếu tố phát triển nằm trong bản thân em. Đấy là một thí nghiệm tôi làm ở trong cuộc đời.

Tôi luôn luôn có những thể nghiệm và tôi đã thể nghiệm trên các đồng nghiệp của mình. Tôi có một số cán bộ luôn luôn cảm thấy mình vĩ đại, cảm thấy mình thông minh lắm, và cuối cùng thì tôi đành phải cho nghỉ. Sáng nay, trong cuộc trao đổi với các doanh nhân, có người hỏi tôi "Thưa anh, chúng tôi là công ty bé, làm sao mà chúng tôi có thể nuôi được những người có bộ óc lớn, bộ óc khổng lồ, những người vĩ đại ở trong công ty của chúng tôi được?". Tôi trả lời rằng "Thưa anh, trước cửa cơ quan của anh phải để một khẩu súng tiểu liên, bất kỳ ai đến định xông vào và tự xưng mình là một kẻ thông thái thì phải bắn ngay từ ngõ". Những người tạo ra các sự nghiệp vĩ đại không bao giờ tự nhận mình là kẻ thông thái. Khi nào người ta bỗng nhiên thấy mình thông thái thì coi như họ xong rồi. Tôi có nói ở đâu đó trước rất đông người rằng, nhiều người đã chuẩn bị sự thông thái của mình, chuẩn bị tô vẽ sự thông thái của mình ngay khi mình chưa làm được gì cả. Toàn bộ nền kinh tế của chúng ta, toàn bộ xã hội của chúng ta đang được hình thành bởi những thứ rất thông thái, và bây giờ chúng ta rơi vào ngõ cụt như thế này. Cho nên, tôi luôn muốn thế hệ trẻ như em hãy sống cho hồn nhiên, sống tự nhiên, sống như một người tưởng rằng mình không có tài năng, tưởng rằng mình là một người không có ấn tượng, nhưng bên trong chất chứa những tài năng, những khả năng mà bản thân người sở hữu nó không ý thức được. Còn đi bán bản thân mình mà tự nhận mình là một tài năng thì vô cùng nguy hiểm. Bởi vì thành tựu mà một con người tạo ra không phải là sản phẩm riêng của người ấy, nó là kết quả của sự hợp tác chung giữa một khả năng cá thể nào đó với thể chế, với trình độ phát triển xã hội, với những đồng nghiệp, với các cộng đồng lao động cụ thể. Mà tất cả những điều kiện như vậy thì chúng ta không làm chủ được, cho nên, những ai nói rằng tôi dứt khoát thành công vì tôi có tài thì người đó là chủ quan, là ảo tưởng. Kẻ ảo tưởng và chủ quan không bao giờ có sự nghiệp, họ chỉ đánh cắp được sự nghiệp mà không có nó. Rất nhiều kẻ đánh cắp được các sự nghiệp mà không có nó.

....

Trời ơi, một câu trả lời quá sự mong đợi của mình, quá tầm mơ ước của mình! Và có thể, 10 năm, 15 năm nữa mình vẫn phải nghiền ngẫm câu trả lời này. Xin cảm ơn vị doanh nhân nổi tiếng, mà theo ông, ông không muốn có quá nhiều người để ý đến ông và ông không muốn trở thành người giảng "đạo kinh doanh" ... Xin cảm ơn các bạn K9295 đã cho mình tham gia và bình luận, hy vọng mình sẽ có nhiều thời gian đóng góp hơn.

Thân chào!
------------------
Vo Anh là Vô Ảnh, chứ không phải Vợ Anh!
Xin đừng hôn!


Được sửa bởi Admin ngày 16/10/10, 10:51 am; sửa lần 5. (Reason for editing : Enter cách dòng cho rõ hơn!)
avatar
Vo Anh
Ngó nghiêng diễn đàn
Ngó nghiêng diễn đàn

Tổng số bài gửi : 12
Mức độ đóng góp : 145
Điểm được cảm ơn : 130
Ngày tham gia : 01/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by manh.dv 16/10/10, 10:58 am

Chào các bạn!

So với các Quốc gia phát triển khác thì nước ta đang học làm kinh tế, và việc phát triển kinh tế sẽ gắn liền với việc phát triển doanh nhân do vậy từ doanh nhân cũng còn rất mới mẻ ở đất nước chúng ta và cũng là đề tài bình luận trong nhiều diễn đàn. Có người thì cho rằng doanh nhân là lái là ma, thực chất của vấn đề là nếu chỉ là lái là ma thì không thể là doanh nhân được, bởi từ nhân trong doanh nhân là ''người'' mà thực chất doanh nhân là những con người biết vận dụng kiến thức chuyên môn, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật, khả năng quản lý vào mục đích phát triển.

Suy cho cùng nó chỉ là danh hiệu của một lĩnh vực ngành nghề trong vô số ngành nghề khác mà thôi. Cũng giống như trong thời chiến trẻ con thấy các chú bộ đội đội mũ ông sao thì thường hay thì thào to nhỏ-thậm chí là bắt trước.

Thời nay là thời đại phát triển kinh tế, phải thừa nhận rằng chúng ta rất vui mừng và tự hào vì đạt được nhiều thành tựu mới mẻ.

Diễn đàn là nơi tự do thảo luận có chủ đề, tại sao lại có những đồng chí cứ tự tôn cho người khác là người nọ quan kia thế nhỉ. Điều này trong ngoại giao là cấm kỵ lắm đấy ''hãy là chính mình'' chứ đừng là người khác nhé.

''Chợ trời thật giả đâu chân lý
Hàng hoá bán, mua cũng thiếu thừa''


Thân!
manh.dv
manh.dv
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 106
Mức độ đóng góp : 2202
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 06/10/2010
Đến từ : Xóm bến đò-Làng Triêng-Hoằng Giang

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by HongPhuc12c 19/10/10, 11:46 am

Chào các doanh nhân K9295.
Xin cho tôi gọi doanh nhân bằng một cái tên khác, đúng nghề và đúng tầm hiểu biết hạn hẹp của mình - Thương nhân. Xin các bậc tiền bối lượng tình tôi là phận nữ nhi, ngoại đạo, cho Hồng Phúc tôi được võ vẽ dăm ba chữ góp vào topic một tiếng nói thơ ngây.
Theo luật Thương mại Việt nam năm 2005 thì thương nhân được hiểu là người thực hiện hành vi thương mại. Vậy thương mại là gì? Thương mại là hành vi đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại...để tìm kiếm lợi nhuận.
Khái niệm thương nhân vì thế hiện nay được mở rộng hơn rất nhiều so với quan niệm truyền thống, không chỉ là mua đi, bán lại, mua đắt bán rẻ như một số bạn nói nữa.
Vị thế của các Thương nhân ngày cũng được coi trọng hơn. Thương trường như chiến trường, để thực hiện hành vi thương mại hiệu quả và hợp pháp, thương nhân cũng chấp nhận nhiều tổn thương, nhiều hy sinh, cũng cần mưu trí, nhạy bén, dũng cảm, gan dạ, kiên cường. Vậy họ là chiến sĩ trong thời kỳ đổi mới. Xã hội có thừa nhận vị thế, vai trò của họ hay không thì vai trò đó cũng cứ tồn tại một cách khách quan.
Tôi không biết Thương nhân trong mắt mọi người thế nào, riêng bản thân tôi, tôi ngưỡng mộ họ, bởi khi họ kinh doanh thành công, hợp pháp, tôi tin là họ là những người có trí, có tâm thực sự. Danh phận của họ không mua bán, không xin xỏ được, không con ông cháu cha như một vài vị trí khác trong xã hội. Có thể tôi phải năn nỉ người này người kia khi đụng chạm đến một thủ tục hành chính nào đó, nhưng trong thâm tâm có thể tôi không phục họ. Còn doanh nhân thì khác, tôi ngưỡng mộ sự bởi sự năng động, bởi cái tài cao, trí lớn, có IQ tài chính cao, họ nhìn thấy cơ hội để tiền đẻ ra tiền mà mọi người không thấy, cái tâm, cái tầm của họ tôi tin là "hàng thật".Tuy nhiên thương nhân mà tôi nói ở đây trước hết phải luôn là những công dân chân chính.
Phi thương bất phú.
Thương nhân họ không tránh né khi nói về khát khao tiền bạc như một số người giả dối khác, miệng cứ nói coi thường tiền bạc, nhưng sự thật lại kiếm tiền bằng những việc làm tầm thường, nhỏ nhen, phi đạo đức.
Thương nhân họ chỉ hỏi ta: Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi xấu xa, hay thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi sự xấu xa?
Miếng bạc đâm toạc tờ giấy.
Đối với một nhà nước, giai cấp nào thống trị về kinh tế, sẽ thống trị vê tư tưởng và chính trị.
Không cần cái khúm núm cúi chào của một ai đó, vị trí thương nhân (doanh nhân) trong xã hội là có thật, vượt lên cả những cái gì thuộc về hình thức, hư danh.
Trong mắt tôi họ thật tuyệt vời


Được sửa bởi HongPhuc12c ngày 20/10/10, 12:18 pm; sửa lần 3.
HongPhuc12c
HongPhuc12c
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1378
Mức độ đóng góp : 17241
Điểm được cảm ơn : 1097
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Hotuusau 19/10/10, 01:39 pm

manhthienlong đã viết:... - ''người tài là người lo được cuộc sống cho nhiều người'', nhưng trong thực tế thì có nhiều người có học vị rất cao nhưng cả đời lo cho mình còn lay lắt, như thế thì là gì? là con mọt đục khoét kho gạo nhà nước chứ làm lợi gì cho dân...
Tôi bất bình và rất phê bình ý trên!
Tôi nhớ thì có một nhà văn, không nhầm thì là Banzac thì phải, suốt đời cực khổ, chẳng giúp gì được cho ai! Nhưng cái mà ông để lại cho nhân loại không phải là không đáng để trân trọng!
Còn nhiều, nhiều nữa tôi không nhớ hoặc không biết, họ không phải doanh nhân cũng cực khổ nhưng không phải là không có người đóng góp cho xã hội!
Vả lại tầng lớp doanh nhân cũng chưa phải là nòng cốt của xã hội!
Các bạn cứ nói về doanh nhân đi nhé! Tôi rất trân trọng các doanh nhân! Tầng lớp doanh nhân cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước nói riêng và xã hội nói chung! Tôi tôn trọng họ!
Chúc các doanh nhân ngày càng phát triển!
Xin cảm ơn!
Hotuusau
Hotuusau
Si mê diễn đàn
Si mê diễn đàn

Tổng số bài gửi : 575
Mức độ đóng góp : 7739
Điểm được cảm ơn : 531
Ngày tham gia : 09/09/2010
Tuổi : 46
Đến từ : Rừng núi

http://ducthanh.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Doanh nhân - nghề nguy hiểm

Bài gửi by CCBG 20/10/10, 12:02 pm

Chào và cảm ơn các bạn đã theo đuổi topic này!
Bài của HongPhuc, Lequochuy rất hay nhưng khen quá, các hạ đồng ý với Bánh Mỹ, Quylx, Hotuusau, thích sự trải nghiệm của Vo Anh, yêu bức thư của Yeutham và manhthienlong đã tham gia ...

Các hạ tự nhủ sẽ tiếp tục viết cho topic này thêm nữa, nhưng bận quá ...
Nay, vô tình đọc bài này, xin post lại để các bạn nhìn rõ thêm một góc độ nữa nhé!

Doanh nhân - nghề nguy hiểm

Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng với thời trang, điện thoại, xe hơi đắt tiền, các cuộc gặp gỡ cao cấp..., doanh nhân là một nghề nguy hiểm.

Phật nói rằng: "Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe". Ấy vậy mà, với cường độ làm việc như hiện tại, khó doanh nhân nào có sức khỏe trọn vẹn. Điều này thể hiện ở nhiều chuyên mục sức khỏe của báo hàng ngày, tạp chí.

Trong các chuyên mục quảng cáo, người ta cũng thường đưa ra hình ảnh một doanh nhân nhăn nhó vì đau yếu. Anh ta chỉ có thể cười tươi trở lại khi có các liều thuốc thần kỳ của nhà sản xuất thuốc. Hay ai đó đi qua các phòng khám cũng có thể thấy hình ảnh doanh nhân nườm nượp ra vào như khách quen thuộc.

Doanh nhân khỏe làm sao được khi cường độ làm việc hàng ngày ít nhất cũng phải hơn 8 giờ so với người bình thường. Chưa kể lúc có dự án thì việc họ thức trắng đêm này qua đêm khác là bình thường. Việc ăn uống của doanh nhân cũng rất thất thường, chủ yếu phụ thuộc vào lịch gặp khách hàng, đối tác. Mà lúc tinh thần căng thẳng, stress vì công việc, tài chính họ còn tâm trạng đâu để ý đến chuyện uống ăn. Lúc thoải mái thì họ lại hay sa đà vào nhậu nhẹt, bia rượu vì thế chứng đau dạ dày là bệnh đầu tiên thường gặp của doanh nhân.

Ai không phải chạy bạc mặt ở ngoài thì cũng chưa phải là may mắn để có được sức khỏe tốt. Ngồi văn phòng máy lạnh êm ru cả ngày lại gặp các triệu chứng vôi hóa cột sống, viêm đường hô hấp, hội chứng mỏi mắt, mỏi cổ tay. Rồi đến những căn bệnh của xã hội hiện đại như đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, … cũng tìm đến doanh nhân đầu tiên.

Nhiều doanh nhân vẫn tự tin vào sức khỏe của mình vì có tập luyện thể thao. Nhưng sự thật là ít có doanh nhân duy trì được việc tập luyện thường xuyên. Chưa hết, việc chọn lựa môn thể thao phù hợp với thể chất của mình cũng ít được để ý. Không ít người có thiên hướng vác gậy ra sân golf hay lựa chọn một môn thể thao nào đó phần nhiều thiên về giao lưu, bàn chuyện làm ăn là chính.

Lúc khởi nghiệp, bạn còn trẻ, có thể bắt đầu tập luyện một môn nào đó thì thường lại quá lo nghĩ, bận rộn không đủ thời gian. Đến khi doanh nghiệp vận hành ổn định, doanh nhân có thời gian rồi thì cơ thể của họ bắt đầu khô cứng do không được chăm sóc thường xuyên. Khi đó, họ tìm đến với các môn thể thao chẳng khác nào chiếc ly pha lê dễ vỡ. Bất kỳ sự cố gắng quá sức nào cũng khiến họ có thể nhanh chóng phải đi nắn lại xương cốt hay châm cứu.

Nguy hiểm thứ hai với các doanh nhân là các tai nạn luôn rình rập. Những sếp nào hay phải đi công tác, hay di chuyển thì xác suất gặp tai nạn sẽ cao hơn người bình thường. Đặc biệt như khi vừa say sưa cuộc nhậu về, hay buồn ngủ sau một chặng đường dài của chuyến công tác.

Ở Việt Nam thì ít, nhưng ở nước ngoài tôi thấy, doanh nhân là đối tượng ưa thích của bắt cóc tống tiền. Bên cạnh những tai nạn vật lý thì những tai nạn trong công việc cũng xảy ra khá thường xuyên. Những rủi ro về biến động thị trường, chính sách kinh tế nhiều khi có thể biến 1 doanh nhân hôm nay đang từ đỉnh cao danh vọng ngày mai xuống bước tận cùng của nghèo khó.

Nhiều khi chỉ là tin đồn cũng khiến doanh nhân khốn đốn, nào là doanh nhân A sắp bị bắt, cấm xuất cảnh, doanh nhân B sắp phá sản,… Chắc bên cạnh giới showbiz thì các doanh nhân ngày nay là đối tượng nhiều nhất của các tin lá cải, nhất là khi doanh nghiệp của họ lên sàn chứng khoán, một tin đồn có thể khiến cổ phiếu của họ mất giá trị tiền tỷ.

Nguy hiểm thứ ba là chuyện tình cảm. Làm sếp nhiều khi phải cứng rắn, nên nhiều khi mất lòng cấp dưới vì các quyết định nghiêm khắc của mình. Chắc chẳng ai làm doanh nghiệp không được người thân quen nhờ vả tìm việc làm cho người thân. Giúp thì luôn sẵn lòng nhưng nếu chẳng may phải từ chối vì năng lực không đáp ứng thì thế nào cũng làm mất lòng. Lúc trước là bạn bè, gia đình chuyện tài chính giúp đỡ nhau chẳng sao, sau làm doanh nghiệp nếu chẳng may vay nợ không sòng phẳng cũng dẫn tới sứt mẻ tình cảm.

Rồi đến chuyện quan hệ vợ chồng gia đình. Ngày càng gặp nhiều doanh nhân có cuộc sống cô độc vì người thân hoặc bản thân họ không chịu được áp lực của công việc. Khó thể có bộ mặt vui vẻ về nhà khi vừa buổi chiều khách hàng phàn nàn, nhân viên làm không được việc, nợ không đòi được… Rồi cả chuyện các sếp có “tình cảm” vô tình hay có chủ ý với nhân viên, khách hàng hay đối tác trong quá trình làm việc. Vướng vào chuyện này, nếu không cẩn thận, tình cảm tốt đẹp trước kia lại biến thành mớ bòng bong không biết đường nào gỡ.

Chỉ với các nguy hiểm trên chưa cần kể tới việc phải đối mặt với cạnh tranh không lành mạnh, thuế, hải quan, công an hay ở đẳng cấp khác là xã hội đen thì có thể xếp doanh nhân vào top đầu của những nghề nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy các bạn đang định dấn thân vào con đường này có nên chùn chân?

Câu trả lời là không nếu bạn thực sự có đam mê, có mong muốn đóng góp năng lực của mình cho xã hội và cộng đồng, sẵn sàng đối mặt với thất bại, rủi ro. Điều quan trọng là bạn phải có một sức khỏe tốt, một tâm hồn lành mạnh, và nền tảng chuyên môn và tri thức.

Theo Phạm Minh Toàn
(Vnexpress)


Được sửa bởi canhchimbatgio ngày 20/10/10, 12:04 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : chính tả)
CCBG
CCBG
Cuồng si diễn đàn
Cuồng si diễn đàn

Tổng số bài gửi : 928
Mức độ đóng góp : 12810
Điểm được cảm ơn : 808
Ngày tham gia : 09/07/2010
Đến từ : www.khanmollis.vn

http://www.khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by manh.dv 20/10/10, 04:17 pm

Chào các bạn!

Thật tuyệt vời với những lời bình rất sâu sắc và triết lý của các tác giả. Trong số các tác giả có tác giả bất bình với tôi về quan điểm ''người tài là người lo được cuộc sống cho nhiều người'' nhưng câu trả lời lại là có người không phải là người tài nhưng để lại cho nhân loại những công trình thật đáng kể. Vậy cái mà ông ta để lại liệu có phải là cái lo được cho cuộc sống nhiều người không? Ví dụ như các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, giảng viên, nghệ sĩ, những cái vô hình khác... Như vậy, câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của tác giả.

Một điều rất ''nghèo'' là khi bàn về doanh nhân nhưng các tác giả cứ ''xoay quanh đồng tiền'' tại sao ta không bình và phản ánh rộng hơn?

Thực tế có doanh nhân văn hoá, doanh nhân vì thiên nhiên và môi trường, trong tương tai sẽ có doanh nhân vì hoà bình? doanh nhân vì hoà bình thì buôn cái gì? doanh nhân vì thiên nhiên và môi trường chắc trồng rau và trồng rừng? doanh nhân văn hoá chắc đàn ca, sáo nhị, hay buôn đồ cổ?

Tôi sẽ quay lại diễn đàn để bàn lại về các vấn đề giá trị vô hình và hữu hình và cái gì là cái lo được cho nhiều người.

Nhân ngày 20-10, tôi chân thành chúc bạn nữ luôn xinh đẹp, nồng nàn, thành công và là tổ ấm vững chãi của mỗi gia đình.

Bye!
manh.dv
manh.dv
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 106
Mức độ đóng góp : 2202
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 06/10/2010
Đến từ : Xóm bến đò-Làng Triêng-Hoằng Giang

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Hotuusau 20/10/10, 04:44 pm

manhthienlong đã viết:Chào các bạn!
...
Vậy cái mà ông ta để lại liệu có phải là cái lo được cho cuộc sống nhiều người không? Ví dụ như các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, giảng viên, nghệ sĩ, những cái vô hình khác...
...
doanh nhân vì hòa bình thì buôn cái gì? doanh nhân vì thiên nhiên và môi trường chắc trồng rau và trồng rừng? doanh nhân văn hoá chắc đàn ca, sáo nhị, hay buôn đồ cổ?

...

Bye!
Nhầm "Doanh nhân" với "Danh nhân" rồi ông bạn ơi!
Xem lại KT đi!


Được sửa bởi Hotuusau ngày 18/11/10, 09:57 am; sửa lần 2.
Hotuusau
Hotuusau
Si mê diễn đàn
Si mê diễn đàn

Tổng số bài gửi : 575
Mức độ đóng góp : 7739
Điểm được cảm ơn : 531
Ngày tham gia : 09/09/2010
Tuổi : 46
Đến từ : Rừng núi

http://ducthanh.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by manh.dv 20/10/10, 05:19 pm

Chào bạn!

Bạn nào cho rằng tôi nhầm doanh nhân với danh nhân là bạn đang lạc đề, bởi nói đang nói đến người tài thì bạn cứ luôn theo chiều hướng doanh nhân, mà theo tôi doanh nhân thành đạt cũng nằm trong nhóm những người tài.

Thật sự, tôi thấy cách nhìn nhận của bạn có gì đấy rất rập khuôn của một thời đại nào đó. Bạn nên tìm hiểu về các danh vị của doanh nhân đi nhé. Ví dụ như bạn tôi: ''doanh nhân vì sự nghiệp vảo vệ thiên nhiên và môi trường'' sao hả ông bạn? Nếu thật sự bạn nhận thức sâu sắc, xin hãy bày tỏ quan điểm của mình bằng ngòi bút và trình độ lý luận của bạn để mọi người thưởng thức nhé.

hôn bạn!

Thân!


manh.dv
manh.dv
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 106
Mức độ đóng góp : 2202
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 06/10/2010
Đến từ : Xóm bến đò-Làng Triêng-Hoằng Giang

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by HongPhuc12c 20/10/10, 08:55 pm

Chào cả nhà!
Thấy mừng cho chủ topic đã tạo ra được chủ đề gây hứng thú cho nhiều người. Tôi không là doanh nhân, nhưng có thể tư vấn cho các bạn một số vấn đề liên quan đến pháp luật thương mại (Lưu ý tư vấn có phí, giảm giá cho người nhà, haha).
Nhưng theo pháp luật hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2005....thì tìm mãi không có khái niệm pháp lý về Doanh nhân, chỉ có khái niệm Doanh nghiệp, Thôi thì tôi cứ nghĩ đơn giản, doanh là kinh doanh, nhân là người, Doanh nhân là người kinh doanh. Còn kinh doanh lĩnh vực gì, kinh doanh như thế nào, đóng góp cho xã hội như thế nào còn nhiều vấn đề để bàn lắm, xin phép được miễm trừ cho Hp nhé! hihi. Vậy nên lại phải tìm hiểu cái mình không biết, xin chia sẽ cùng các bạn, để tiếp tục học hỏi.

Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

*Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.

Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.

*Thời thực dân:
Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…

Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.

*Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, affiche cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.[cần dẫn nguồn]

*Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.

Theo wikipedia.


HongPhuc12c
HongPhuc12c
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1378
Mức độ đóng góp : 17241
Điểm được cảm ơn : 1097
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by langtu 20/10/10, 10:25 pm

Chào tất cả các bạn K9295.

Trước hết, cũng là bạn của tất cả các thành viên, Langtu xin cám ơn tất cả các ý kiến để tôi được đọc, được nghe, tôi cũng thích có những ý kiến phản biện cho các vấn đề nêu ra, đặc biệt các ý kiến phản biện càng gắt gao càng tốt vì qua đó các thành viên sẽ thu lượm được những hiểu biết nhất định.

Theo dõi Topic này của các bạn từ những bài viết đầu tiên, tại hạ nghĩ mình là dân ngoại đạo xía vô mấy cái chuyện của các vị làm gì, nhưng tôi đọc thấy không ít bài của các bạn đã đi lạc chủ đề. Ngồi mãi nếu cứ im lặng thì tôi e rằng các doanh nhân và các bạn K9295 cứ mãi đi xa mãi lại quên lối về diễn đàn thì buồn lắm nên tại hạ có vài lời muốn tâm sự.

Theo hiểu biết của tại hạ, chủ Topic ban đầu muốn chúng ta bình luận về "Vị thế của doanh nhân trong xã hội”. Đối tượng chúng ta đề cập chỉ là doanh nhân, và vị trí của họ được xã hội công nhận ra sao. Không biết tại hạ hiểu như vậy đã đúng chưa. Nhưng trong một số bài viết các bạn đã đề cập đến những đối tượng không phải là doanh nhân. (Doanh nhân thế nào thì có bạn đã định nghĩa theo cá nhân tại hạ cũng đã tương đối chính xác). Có những bạn lại còn sai lầm đi bình luận sang đối tượng khác. Đúng nếu trong gói gọn trong giới doanh nhân thì có thể nói - ''người tài là người lo được cuộc sống cho nhiều người''. Nhưng bạn lại sai khi bình luận rằng: “nhưng trong thực tế thì có nhiều người có học vị rất cao nhưng cả đời lo cho mình còn lay lắt, như thế thì là gì? là con mọt đục khoét kho gạo nhà nước chứ làm lợi gì cho dân”. Tôi chưa nói đến khía cạnh chính trị mà chủ Topic tránh đề cập mà đối tượng bạn nhắc đến ở đây thực tế không phải là doanh nhân hoặc nếu là doanh nhân thì cũng chỉ là rất ít và nếu như họ là doanh nhân thì họ không phải là Tài.

Tại hạ hoàn toàn đồng ý với ý kiến: nhiều người không phải là doanh nhân vẫn có đóng góp cho xã hội. Nhưng mình chỉ nói đến doanh nhân thôi mà, đặc biệt đúng là doanh nhân không phải là lực lượng nòng cốt mà tôi tán thành với ý kiến: Doanh nhân là lực lượng tiên phong trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Cuối cùng, tôi xin giải thích danh vị doanh nhân như đề nghị của bạn. Chẳng hạn: Mạnh được nhận Doanh nghiệp Công nghệ xanh, nghĩa là công nhận doanh nghiệp anh có đóng góp cho môi trường, làm trong sạch môi trường, chứ không phải chứng chỉ công nhận Mạnh là người hoạt động môi trường trở thành doanh nhân. Tương tự: chứng chỉ chứng nhân “Sinh viên sáng tạo” là chứng nhận cho sự sáng tạo chứ không phải chứng nhận họ là sinh viên.

Vì vậy, tôi chắc chắn các bạn đang lạc đề. Đề nghị chủ Topic và Mod của mục này lên tiếng để các bài viết tốt hơn nhưng vẫn có tinh thần phản biện.


Được sửa bởi langtu ngày 21/10/10, 01:44 pm; sửa lần 2.
langtu
langtu
Bắt đầu thích diễn đàn
Bắt đầu thích diễn đàn

Tổng số bài gửi : 97
Mức độ đóng góp : 1034
Điểm được cảm ơn : 165
Ngày tham gia : 06/07/2010
Đến từ : Thanh Hoa

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by CCBG 21/10/10, 12:06 pm

Chào các bạn,
Một buổi sáng bận rộn, nhưng cảm kích trước sự nhiệt thành của các bạn cho topic này, nên các hạ xin viết nhanh vài dòng suy nghĩ, có thể còn nông cạn nhưng là sự "điểm binh" của các hạ trong "vùng khái niệm" về vị thế của doanh nhân, rất mong các bạn góp ý kiến đóng góp.

Trước tiên, canhchimbatgio cảm ơn các bạn rất nhiều và trân trọng tất cả các ý kiến về chủ đề này. Đây là sự bất ngờ vì khi các hạ nêu vấn đề khô khan, tránh chính trị thì đã đặt ra một ngoại diên hẹp rồi, nhưng các bạn đã đưa đến những nội hàm rộng. Các hạ khâm phục sự hiểu biết và tinh thần chia sẻ của các bạn. Các hạ nói vậy không phải là tổng kết, không phải vị thế chủ topic, bởi vì chúng ta hoàn toàn tự do bày tỏ quan điểm, và bài viết này cũng chỉ là một quan điểm cho một khái niệm mà thôi. Mong bạn manhthienlong tiếp tục đóng góp và đừng cho rằng diễn đàn là "Chợ trời thật giả đâu chân lý/hàng hóa bán,mua cũng thiếu thừa", tình bạn chúng ta chính là nói thẳng, nói thật để cùng nhau phát triển, cùng nhau đi tìm chân lý cho mỗi chủ đề tranh luận.

Các hạ thiển nghĩ, doanh nhân và danh nhân là những khái niệm riêng, nhưng có những phần nội hàm và ngoại diên chung. Danh nhân có thể bao gồm cả một số doanh nhân, nhưng doanh nhân chưa chắc đã là danh nhân. Cũng theo các hạ nghĩ, doanh nhân là một khái niêm xã hội cho một tầng lớp người làm kinh doanh (có thể nằm trong Thương nhân - vì thương nhân có tư cách pháp nhân), họ có thể là cán bộ quản lý doanh nghiêp nhà nước, người quản lý công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp TNHH/tư nhân hoặc là chủ hộ kinh doanh cá thể, một nhà đầu tư trên các sàn giao dịch, chứng khoán, đại lý bảo hiểm ... Tựu chung lại, doanh nhân là một tầng lớp những người tạo ra các giá trị vật chất cho tập thể hoặc cho các nhân họ, nhưng đều đóng góp cho nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó họ có thể tạo ra các giá trị văn hóa, giá trị xã hội (như công ty bạn Mạnh đóng góp thêm giá trị vì thiên nhiên môi trường chẳng hạn).

Bạn manhthienlong có ý kiến là tìm hiểu "danh vị của doanh nhân", các hạ lại cho rằng "danh vị của doanh nhân" là một khái niệm tương đối, nó không thể quy tiêu chuẩn hay quy về như học hàm, học hiệu như giáo sư, tiến sỹ, dược sỹ, bác sỹ, luật sư, cử nhân hay là đẳng cấp đai xanh đai đỏ được. Các hạ cũng cho rằng: giám đốc là một nghề, nhưng doanh nhân lại là danh phận, là sự nghiệp, là tâm huyết, là khát vọng rồi. Như vậy, không thể nói "tôi mơ nghề doanh nhân" được, mà chỉ có thể nói "tôi mơ trở thành doanh nhân". Vậy thì khó có thể xếp cho sự nghiệp, tâm huyết bằng những danh vị cụ thể, mà người ta chỉ nói "doanh nhân thành đạt" hay "doanh nhân văn hóa", (góc độ này các hạ đồng ý với langtu) ... Mặt khác, riêng cụm từ "thành đạt", "văn hóa" cũng mang tính tương đối, thay đổi theo thời đại: như các ý kiến của Hongphuc ta có thể thấy điều này, với một quy mô thế kỷ 20 không thể cho là thành đạt ở thế kỷ 21, ở thời kỳ 1954 - 1975 tại Việt nam không thể nói chữ "doanh nhân văn hóa" với mọi người được ..

Một góc cạnh nữa, doanh nhân là phải học nhiều, học rộng, học suốt đời, nhưng không có doanh nhân nào nói rằng "tôi đã là tiến sĩ nên tôi là doanh nhân". Thực tế cho thấy làm doanh nhân không kể trình độ học vấn nào (các hạ có nghe chuyện một số bà bán rau vẫn cắp nón vào sàn giao dịch chứng khoán Hà nội chơi cổ phiếu đấy ạ), nhưng nếu loại trừ may mắn và thừa kế, doanh nhân muốn thành đạt luôn luôn phải học, trau dồi tri thức, tăng cường bản lĩnh và chế ngự tinh thần.

Xét ở góc độ nhìn nhận của xã hội, yêu cầu của xã hội với doanh nhân cũng khác nhau ở mỗi thời đại.
Có thời kỳ, chú bộ đội đâu được làm kinh tế, nhưng thời nay việc doanh nhân đeo quân hàm lại trở thành biểu tượng tiêu biểu; những người chủ đồn điền, chủ trang trại ngày xưa có thể bị coi là "bóc lột, tư hữu, là tội ác" đấy ạ! ... Riêng chữ "thành đạt", xã hội đã gán cho doanh nhân khá nhiều sức ép, khá nhiều yêu cầu ở quan hệ, ở gia đình, ở cộng đồng, nên nhiều doanh nhân cảm thấy stress, cảm thấy cô đơn, buồn bực, và chán chường. Với tất cả những hy sinh sức khỏe và hạnh phúc, chịu đựng sức ép công việc, chống chọi với biến động thị trường, chống đỡ với những thủ đoạn và tệ nạn trong quan hệ ... chúng ta vẫn thấy sáng ngời bản lĩnh đưa đất nước đứng lên, làm rạng danh dân tộc, thấy quý lắm thay sự đóng góp và cống hiến của họ cho cộng đồng xã hội (vâng, trừ một số con sâu làm rầu nồi canh ở đâu đó).

Với tất cả những hiểu biết nhỏ nhoi của các hạ ở trên, các hạ thường thấy các doanh nhân thâm trầm suy tư, những doanh nhân thầm lặng trên thương trường để vun cho khát vọng và bản lĩnh của họ, để đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội, cho dân tộc mà ít người đòi hỏi danh giá, danh vị, có chăng chỉ là PR cho doanh nghiệp mà thôi. Họ đúng thuộc những người "hiền tài", nguyên khí của quốc gia. "Hàng thật" đấy ạ!

Vài điều chia sẻ, mong các bạn tiếp tục phản biện nhé!
Cảm ơn!
CCBG
CCBG
Cuồng si diễn đàn
Cuồng si diễn đàn

Tổng số bài gửi : 928
Mức độ đóng góp : 12810
Điểm được cảm ơn : 808
Ngày tham gia : 09/07/2010
Đến từ : www.khanmollis.vn

http://www.khanmollis.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Hotuusau 22/10/10, 12:08 pm

Xin bàn một chút về Doanh nhân!
Tất nhiên có nhiều doanh nhân tốt! Hôm nay tôi sẽ chưa nói đến vấn đề Doanh nhân tốt!
Chúng ta đầu tiên phải tuân thủ nguyên tắc xử sự chung! Ở diễn đàn là nội quy và cao hơn, trong xã hội các nguyên tắc xử sự chung được nhiều người đồng ý đó là Luật, Bộ Luật!
Tôi phê bình ý của Quylx khi bạn phát biểu: Doanh nhân chưa được chú trọng, đi ra đường bị CSGT dừng xe và văng "Đ.mẹ"! Không phải doanh nhân nào cũng tốt và không phải CSGT nào cũng xấu! Nhìn cảnh tắc đường, xe chen nhau đi lộn xộn, các anh CSGT phân luồng cả giữa trưa nắng gắt mà vẫn không thể giải quyết nhanh chóng, nếu là tôi thì không chịu nổi, có trách thì trách ý thức của dân ta thôi! Vậy bạn Quylx khi nói về Doanh nhân đừng xen các đối tượng khác vào!
Tại sao các danh vị của Doanh nhân ngày nay được hoan nghênh và chú trọng! Thực ra hầu hết các Doanh nghiệp đều phạm luật (tôi không nói tất cả), có thể trốn thuế, .. Nhà nước tôn vinh một doanh nhân nào đó: Ví dụ: Doanh nhân vì môi trường, thực ra điều này là để khuyến khích các doanh nghiệp mà thôi! Nếu doanh nghiệp nào cũng vì môi trường (không hủy hoai môi trường), thì danh hiệu này cũng không còn nữa! Có nhiều doanh nghiệp nhận được đủ thứ bằng, giấy khen, .. vì môi trường nhưng cứ xả chất thải trộm ra môi trường, đến khi nghiêm trọng mới bị phát hiện (Ví dụ như Vedan)! Và các danh hiệu khác cũng vậy!
Hoan nghênh doanh nhân làm giàu chính đáng! Nhiều doanh nhân làm việc thiện rất nhiều, rất giàu có nhưng có doanh nhân không quan tâm đến lợi ích cổ đông, đồng thời vừa ủng hộ quỹ từ thiện nhưng trốn thuế hoặc doanh nghiệp xả chất thải độc hại ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân! Đáng lên án lắm!
Mong tầng lớp Doanh nhân khẳng định vị thế của mình trong xã hội! Đến lúc nào đó, các vị có thể chi phối được xã hội thì lúc đó việc đi đầu hay đi cuối không còn quan trọng nữa!
Xin chia sẻ với CCBG về sự vất vả và nguy hiểm của Doanh nhân! Điều đó là thật! Nhưng tôi nghĩ còn nhiều nghề khác còn nguy hiểm và vất vả hơn nhiều! Doanh nhân có thể xác định được sự nguy hiểm phần nào, có thể tránh được nó (đừng uồng nhiều, đừng đầu tư mạo hiểm,..) nhưng có những nghề biết mà không thể tránh được nguy hiểm đến lúc nào! Hãy giúp họ nhé, các doanh nhân!
Kính chúc sự thành đạt! Trân trọng cảm ơn!


Được sửa bởi Hotuusau ngày 18/11/10, 10:03 am; sửa lần 3.
Hotuusau
Hotuusau
Si mê diễn đàn
Si mê diễn đàn

Tổng số bài gửi : 575
Mức độ đóng góp : 7739
Điểm được cảm ơn : 531
Ngày tham gia : 09/09/2010
Tuổi : 46
Đến từ : Rừng núi

http://ducthanh.com.vn

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Sự kiện và nhân vật- Không bình loạn

Bài gửi by Thanhhoa 23/10/10, 12:22 pm

"Tôi phê bình ý của Quylx khi bạn phát biểu: Doanh nhân chưa được chú trọng, đi ra đường bị CSGT dừng xe và văng "Đ.mẹ"! Không phải doanh nhân nào cũng tốt và không phải CSGT nào cũng xấu! Nhìn cảnh tắc đường, xe chen nhau đi lộn xộn, các anh CSGT phân luồng cả giữa trưa nắng gắt mà vẫn không thể giải quyết nhanh chóng, nếu là tôi thì không chịu nổi, có trách thì trách ý thức của dân ta thôi! Vậy bạn Quylx khi nói về Doanh nhân đừng xen các đối tượng khác vào!"
Đọc vài dòng viết về các chú cảnh sát giao thông, cháu xin nêu một sự kiện và nhân vật cuối tuần- Cháu và mọi người "No" bình loạn nhé!

Vào hồi 2h sáng ngày 23/10/2010, tại quốc lộ 1A đoạn đường thuộc huyện Tỉnh Gia, Thanh Hóa, một sợi dây điện sà xuống chắn ngang đường. Sau 1 tiếng cán bộ điện lực có mặt xử lý sự cố điện. Lúc này 2 làn đường trên quốc lộ đã tắc nghẹt cứng, xe lao lên, xe chen xuồng, có vài lái xe nhảy xuống làm nhiệm vụ phân làn đường. 30 phút sau đó, có một phụ nữ cầm máy bấm Alo cho cảnh sát giao thông. sau 30 phút tiếp theo, 1 chú cảnh sát xuất hiện, mấy lái xe chửi "Đ.Mẹ đi đâu mà giờ mới ló mặt ra" - Cảnh sát cười nhẹ: "Trạm ở xa cách đây cả chục km, chúng tôi còn nhiệm vụ khác".
1 tiếng sau, đoạn đường tắc chục km đã được thông!
Báo cáo hết

Đây là 1 hình ảnh lái xe làm nhiệm vụ phân làn đường!

Vị thế của doanh nhân trong xã hội 23102010242
avatar
Thanhhoa
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by manh.dv 13/11/10, 05:17 pm

Xin được bình đôi chút về tác giả:

Chủ đề vị thế của doanh nhân trong xã hội được khơi mào từ khá lâu và cho tến tận bây giờ đã nhận được khá nhiều các lời bình phong phú và sâu sắc xoay quanh chủ đề này.

Trong số các lời bình tôi nhận thấy có những lời binh đã đưa ra được tính thuyết phục của khía cạnh được nêu, nhưng cũng không ít các lời bình mang tính phản biện nhau dựa trên những quan điểm cá nhân.

Là một công dân bình thường tôi không quan tâm nhiều đến văn học, triết học hay xã hội học nhưng tôi rất tâm đắc với một số lời bình sau này của hồng phúc, cánh chim bạt gió về cách hành văn và lối biện chứng.

Tôi không đồng tình với một số tác giả cứ đạo mạo cho rằng lời bình của các tác giả khác là sai, đúng hoặc phải như thế này, phải như thế khác. Thực tế nếu phải là thế này, là thế kia thì đã là chính bạn rồi, điều này sẽ trái với nguyên tắc và cách ứng xử của mọi người trong một xã hội công bằng và văn minh. Tôi không quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cũng như hiểu biết của các hạ đến đâu nhưng qua lời văn tôi hiểu những bạn đó đang tự thổi mình lên vị trí thủ lĩnh của một trường phái giáo lý hay ''ma giáo'' nào đó.

Theo quan điểm của riêng tôi, dù là bất kỳ ai, thành phần nào, tổ chức nào nếu được xã hội hay một tổ chức xã hội tôn vinh, tôi đều rất cảm kích và ngưỡng mộ bởi tôi hiểu đó là thành quả của một quá trình hoạt động nghiêm túc và nỗ lực. Còn đằng sau những danh hiệu đó là gì thì không ai hiểu hết được hoặc trong một số trường hợp là chưa đủ tuổi để hiểu hoặc không nên biết.

Thực tế trong xã hội nói chung, mọi sự vật và hiện tượng đều mang tính tương đối và giá trị chân lý chỉ phù hợp trong một hệ quy chiếu không gian -thời gian.

Tôi mong các thành viên bình luận nhiều về chủ đề này và mong rằng các bạn cũng đưa thêm chủ đề để mọi thành viên được thỏa thích bình. ví dụ như: ''Chợ là gì? vị thế của cái chợ như thế nào trong lòng người việt hoặc văn hóa việt?''

Thân!
manh.dv
manh.dv
Yêu diễn đàn rồi
Yêu diễn đàn rồi

Tổng số bài gửi : 106
Mức độ đóng góp : 2202
Điểm được cảm ơn : 140
Ngày tham gia : 06/10/2010
Đến từ : Xóm bến đò-Làng Triêng-Hoằng Giang

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by hoabattu 13/11/10, 10:35 pm

Ý kiến về 1 chủ đề "Chợ" của manhthienlong rất hay, các bác hoặc bác Mạnh tạo topic luôn đê, để mọi người "bình loạn" ạ!
avatar
hoabattu
Bắt đầu thích diễn đàn
Bắt đầu thích diễn đàn

Tổng số bài gửi : 87
Mức độ đóng góp : 1013
Điểm được cảm ơn : 226
Ngày tham gia : 27/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Vị thế của doanh nhân trong xã hội Empty Re: Vị thế của doanh nhân trong xã hội

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết