DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
LỜI THẦY DẠY  Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.


Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
LỜI THẦY DẠY  Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.
DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MỖI NGÀY MỘT LỜI HAY

Thống Kê
Hiện có 8 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 8 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 341 người, vào ngày 19/08/13, 09:10 am
Latest topics
» CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
by linhhoai 24/05/14, 11:54 pm

» TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ
by linhhoai 24/05/14, 09:34 pm

» LỜI THẦY DẠY
by linhhoai 13/04/14, 01:26 am

» Thời gian trôi?
by HHM 13/04/14, 12:24 am

» VĨNH BIỆT Thầy giáo Hoàng Văn Thống! Người thầy kính yêu!
by Hotuusau 06/03/14, 05:00 pm

» Tòa soạn báo Chém gió
by Hotuusau 06/03/14, 04:59 pm

» Sống chân thường
by linhhoai 13/12/13, 11:34 pm

» Chữ NHẪN
by linhhoai 04/12/13, 11:03 pm

» HHHV 2008 Nha Trang
by Khách viếng thăm 04/12/13, 09:03 am

» Từ Bi -Trí tuệ
by linhhoai 22/11/13, 12:48 am

» Hãy bình chọn cho TS.Hoàng Văn Sâm
by atuan762000 19/11/13, 01:28 pm

» Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng
by diemle 12/11/13, 10:16 am

» Suy ngẫm
by linhhoai 08/11/13, 09:49 am

» Thế nào là tình bạn tốt ?
by linhhoai 07/11/13, 10:00 pm

» Chuyện đời của cố nhạc sỹ Văn Cao được kể bằng âm nhạc.
by secretdnd 07/11/13, 10:02 am

» Nhân Nghĩa
by linhhoai 06/11/13, 10:02 pm

» Nội quy Diễn Đàn
by zetaly 06/11/13, 12:57 am

» Quảng cáo
by luyenlvtm 05/11/13, 11:51 pm

» Nếu chỉ còn một ngày để sống
by linhhoai 05/11/13, 10:21 pm

» Chuyện phải nói
by Khách viếng thăm 28/10/13, 12:41 am

» Chia tay cô giáo dạy văn Lương Thị Quý
by HHM 24/10/13, 09:55 pm

» Bóng dáng mẹ yêu!!
by nuocmatemladongsong 26/09/13, 09:24 am

» Thơ tình
by Khách viếng thăm 10/09/13, 09:14 pm

» Sắc mùa cũ
by Khách viếng thăm 08/09/13, 08:09 pm

» Tư duy tối ưu - First Things First
by lepooh 04/09/13, 08:58 pm

LƯỢT TRUY CẬP

Visiting
Liên kết
Diễn đàn PTTH Hoằng Hóa 2 Hoanghoa2.com

Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa Thanhhoa.gov.vn
TỪ ĐIỂN TRỰC TUYẾN

Chọn từ điển:
Từ cần tra:
© Cftanhiep Groups

CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

24/05/14, 11:54 pm by linhhoai

Con đường tâm linh của người Phật tử
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về …

[ Full reading ]

Comments: 0

TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ

24/05/14, 09:34 pm by linhhoai

Trí tuệ Bậc Giác ngộ
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Khi còn là thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. …

[ Full reading ]

Comments: 0

LỜI THẦY DẠY

13/04/14, 01:26 am by linhhoai

LỜI CỦA THẤY ....

Do đâu mà người ta bị áp lực trong cuộc sống. Phật dạy rằng con người bị áp lực trong cuộc sống là do tham, sân, si. Vì si mê chỉ …

[ Full reading ]

Comments: 0

Thời gian trôi?

13/04/14, 12:24 am by HHM

Thời gian ơi hãy trở lại?

Comments: 0

Sống chân thường

13/12/13, 11:34 pm by linhhoai


Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường
Nguyễn Thế Đăng
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh …

[ Full reading ]

Comments: 0

Top posting users this week
No user

NGOẠI TỆ
Tỷ giá
(Nguồn: )
GIÁ VÀNG
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
(Nguồn: )
Quà tặng âm nhạc
♥ Món quà từ: FastFurious
♥ Ca khúc: Mưa mùa thu
♥ Gửi đến: Các bạn thân mến

LỜI THẦY DẠY  Music-11
Nhấn nút Play để nghe
CLICK VÀO ĐÂY Để yêu cầu

Xem thêm hướng dẫn
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 



LỜI THẦY DẠY

Go down

13042014

Bài gửi 

LỜI THẦY DẠY  Empty LỜI THẦY DẠY




LỜI CỦA THẤY ....

Do đâu mà người ta bị áp lực trong cuộc sống. Phật dạy rằng con người bị áp lực trong cuộc sống là do tham, sân, si. Vì si mê chỉ đạo, tức quyết định sai lầm hướng dẫn lòng tham con người, mới đi vào chỗ khổ đau, mà căn bản của nó là thập triền, thập sử là mười thứ ràng buộc con người, đó là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Phật tử tu hành phải phá bỏ thập triền, thập sử và trước tiên cần phá bỏ tâm tham. Làm như vậy là “Phá địa ngục muôn trùng kiên cố, thoát thành sầu cũng khổ ấm duyên”.

Ngục tù kiên cố là do lòng tham của chúng ta xây dựng lên. Chúng ta khổ vì lòng tham, bị áp lực trong cuộc sống cũng vì lòng tham. Những người tham danh lợi, tham tình ái, thì càng tham nhiều, càng khổ nhiều. Vì vậy, một trong tám điều giác ngộ mà Phật dạy là: “Tham dục nhiều, lụy khổ thêm nhiều. Dạt dào sanh tử bao nhiêu, cũng vì tham dục mọi điều gây nên”.

Phật dạy rằng có mười điều ràng buộc, vừa ngăn che làm chúng ta không sáng, thì chúng ta phải tự gỡ bỏ. Một là vì lòng tham khiến chúng ta mờ mắt, tâm mờ tối. Nguồn gốc của vô minh do tham ái. Trong tham có nhiều thứ, nhưng gom lại còn ba điều căn bản, cắt được cái nào thì nhẹ cái đó. Ba thứ tham là tham danh, tham lợi và tham tình. Tổ Thiên Thai nói rằng hết mê danh, mê lợi, rồi đến mê tình. Mê danh thì bị danh ràng buộc, khiến ta nghĩ phải có danh, có danh rồi nghĩ phải có lợi và thúc giục tiếp theo là tình ái; đó là quá trình của con người lặn hụp trong cuộc sống này.

Người chạy theo hư danh thì dù có được cũng sụp đổ. Phật dạy rằng khi chưa có thì tham cầu, được rồi thì cố giữ nên khổ và khi mất càng khổ hơn. Người giác ngộ nhận ra điều này, vì mình có thực tài, nên khi đất nước, xã hội cần thì mình sẵn lòng dấn thân; nhưng khi xã hội không cần thì thôi, không làm nữa, đơn giản như vậy. Người ta tự đưa mình lên và đưa mình xuống. Điều này không quan trọng, nhưng quan trọng là tâm mình được an lạc hay không, làm được việc hay không. Ý này được kinh Pháp hoa diễn tả rằng khi được chư Thiên cung kính cúng dường, hành giả cũng thanh thản, coi như không có. Khi bị mua chuộc, tâm hành giả cũng không thay đổi. Đối trước khó khăn, chúng ta không sợ, vì có sợ cũng không giải quyết được. Thầy thường nói chết là cùng, nhưng không chết; điều quan trọng là sống cho đáng sống và chết có ý nghĩa.

Trên bước đường tu, Phật tử nên suy nghĩ cái gì thực thì chúng ta giữ, giả thì bỏ. Bồ-tát Phổ Hiền dạy trong kinh Pháp hoa rằng những gì đáng quý trên cõi thế gian, sau khi mạng chung còn đem theo được, thì đó là thực, không đem theo được là giả. Vì vậy, học một phần nhỏ trong kinh Pháp hoa và áp dụng một phần nhỏ của hạnh Bồ-tát, chắc chắn Phật tử đã giảm được áp lực trong cuộc sống.

Như vậy, đầu tiên Phật bảo chúng ta bỏ bớt lòng tham sẽ thấy sự thực. Cắt một phần tham sẽ được an lạc, bớt áp lực trong cuộc sống. Thật vậy, cuộc sống không cần tham cầu nhiều như mình tưởng. Sống với cái mình có thì không phải lo lắng, hay muốn giải thoát, được sung sướng, nên sống ít hơn mình có. Sống nhiều hơn mình có là khổ. Đa số người sống nhiều hơn mình có, nhiều hơn năng lực của mình thì đó là giả, nên không thể làm được và tự chuốc họa vào thân. Phật tử nghiệm xem tất cả mọi việc trên cuộc đời đều như thế, mình bị áp lực vì làm ngoài khả năng mình. Làm trong khả năng thì làm gì có áp lực. Trong kinh Hoa nghiêm, Phật dạy Bồ-tát mọi việc làm đều trên căn bản giải thoát, nghĩa là không bị áp lực. Riêng thầy, cái gì mà thầy có cảm giác bị áp lực thì không làm. Thầy không bị áp lực của quần chúng, của xã hội, của Phật tử; nói cách khác là chủ động mới được giải thoát. Còn sợ quần chúng, sợ chính quyền, sợ Phật tử thì bị áp lực, nên phải khổ.

Thầy khuyên quý vị làm việc gì, đầu tiên không để bị áp lực. Thí dụ, Phật tử phát Bồ-đề tâm cứu nhân độ thế cũng trên căn bản giải thoát, không phải lao đầu vào chỗ chết như con thiêu thân. Với tâm hồn giải thoát, không kẹt công việc, gọi là vô trước, tức không chấp trước; vì có trước thì có phược, tức là phiền não. Đủ duyên thì làm, hết duyên thì nghỉ, lấy giải thoát làm chính. Phật tử làm được bao nhiêu công đức, nhưng không giải thoát là phạm sai lầm. Vì vậy, làm nhiều hay làm ít cũng được và không làm sai lầm, được an lạc giải thoát, không ai quấy rầy mình, nghĩa là chủ động, vô trước vô phược. Làm gì mà bị ràng buộc thì ta không làm. Làm gì mà chấp trước, không giải thoát thì không làm.

Trở lại thực tế, cái quan trọng nhứt trong Phật giáo là trí tuệ. Trí tuệ là sự nghiệp của đời ta, là vốn quý giá nhứt và từ vốn quý này, chúng ta phát triển lên. Có trí tuệ, chúng ta mới biết nên đi đâu, nên làm gì, nên gặp ai để không bị ràng buộc trong công việc. Và khi thân tứ đại này chấm dứt, trí tuệ mang theo được.Có trí tuệ mới có phước báo và giữ được phước báo, mới xây dựng được đạo đức. Còn đạo đức của chúng ta, của người không có trí tuệ đương nhiên hư việc, không thể tồn tại. Có trí tuệ thấy việc nên làm, chỗ nên đến, người nên tiếp xúc, dẫn đến thành công.Nếu không có trí tuệ, thấy không đúng thì làm không đúng, nói cách khác là bị áp lực công việc.

Chúng ta còn nhớ sau khi Phật thành đạo, Ngài thuyết pháp suốt cả cuộc đời, nhưng ít nhứt Phật cũng có ba năm không nói gì, không tiếp xúc với ai. Điều này thể hiện trí tuệ của đấng Toàn giác. Có trí tuệ, chắc chắn tránh được tai họa và không bao giờ bị áp lực. Vạn Hạnh thiền sư đã nói đem thân đặt vào chỗ an thì an. Người có trí tuệ không đặt mình vô chỗ nguy.

Dứt trừ tham sân si, nói chung là tháo gỡ được thập triền thập sử, nhứt định không bị áp lực mà còn được thanh thản, hạnh phúc. Rõ ràng vì quá ham muốn, nhưng không được, nên dễ bực tức. Ta ham muốn, người cũng ham muốn, mới xảy ra xung đột, cho đến đánh giết nhau. Có trí tuệ mới có thể hóa giải được lòng tham và xung đột. Chúng ta tu hành, tập xử sự theo Phật thì áp lực giảm xuống, giảm một phần, hai phần, ba phần cho đến giảm hoàn toàn, nói cách khác, tâm chúng ta không kẹt việc, tất nhiên được an lạc.

Tóm lại, suy nghĩ và áp dụng lời Phật dạy sẽ làm giảm áp lực trong cuộc sống và khi áp lực giảm bằng không là chúng ta trụ ở Niết-bàn, cái nhìn của chúng ta chính xác hơn thì bấy giờ làm việc cũng trên căn bản giải thoát. Riêng thầy, làm việc nhiều, nhưng không để công việc áp lực, vì sống giải thoát là việc chính yếu và thấy việc lợi ích cho nhiều người, sẵn sàng dấn thân. Làm như vậy, chúng ta được an lạc, giải thoát là ý nghĩa tu theo Phật.

......
linhhoai
linhhoai
Ngó nghiêng diễn đàn
Ngó nghiêng diễn đàn

Tổng số bài gửi : 12
Mức độ đóng góp : 420
Điểm được cảm ơn : 100
Ngày tham gia : 04/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit
- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết