DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.


Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.
DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MỖI NGÀY MỘT LỜI HAY

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 341 người, vào ngày 19/08/13, 09:10 am
Latest topics
» CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
by linhhoai 24/05/14, 11:54 pm

» TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ
by linhhoai 24/05/14, 09:34 pm

» LỜI THẦY DẠY
by linhhoai 13/04/14, 01:26 am

» Thời gian trôi?
by HHM 13/04/14, 12:24 am

» VĨNH BIỆT Thầy giáo Hoàng Văn Thống! Người thầy kính yêu!
by Hotuusau 06/03/14, 05:00 pm

» Tòa soạn báo Chém gió
by Hotuusau 06/03/14, 04:59 pm

» Sống chân thường
by linhhoai 13/12/13, 11:34 pm

» Chữ NHẪN
by linhhoai 04/12/13, 11:03 pm

» HHHV 2008 Nha Trang
by Khách viếng thăm 04/12/13, 09:03 am

» Từ Bi -Trí tuệ
by linhhoai 22/11/13, 12:48 am

» Hãy bình chọn cho TS.Hoàng Văn Sâm
by atuan762000 19/11/13, 01:28 pm

» Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng
by diemle 12/11/13, 10:16 am

» Suy ngẫm
by linhhoai 08/11/13, 09:49 am

» Thế nào là tình bạn tốt ?
by linhhoai 07/11/13, 10:00 pm

» Chuyện đời của cố nhạc sỹ Văn Cao được kể bằng âm nhạc.
by secretdnd 07/11/13, 10:02 am

» Nhân Nghĩa
by linhhoai 06/11/13, 10:02 pm

» Nội quy Diễn Đàn
by zetaly 06/11/13, 12:57 am

» Quảng cáo
by luyenlvtm 05/11/13, 11:51 pm

» Nếu chỉ còn một ngày để sống
by linhhoai 05/11/13, 10:21 pm

» Chuyện phải nói
by Khách viếng thăm 28/10/13, 12:41 am

» Chia tay cô giáo dạy văn Lương Thị Quý
by HHM 24/10/13, 09:55 pm

» Bóng dáng mẹ yêu!!
by nuocmatemladongsong 26/09/13, 09:24 am

» Thơ tình
by Khách viếng thăm 10/09/13, 09:14 pm

» Sắc mùa cũ
by Khách viếng thăm 08/09/13, 08:09 pm

» Tư duy tối ưu - First Things First
by lepooh 04/09/13, 08:58 pm

LƯỢT TRUY CẬP

Visiting
Liên kết
Diễn đàn PTTH Hoằng Hóa 2 Hoanghoa2.com

Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa Thanhhoa.gov.vn
TỪ ĐIỂN TRỰC TUYẾN

Chọn từ điển:
Từ cần tra:
© Cftanhiep Groups

CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

24/05/14, 11:54 pm by linhhoai

Con đường tâm linh của người Phật tử
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về …

[ Full reading ]

Comments: 0

TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ

24/05/14, 09:34 pm by linhhoai

Trí tuệ Bậc Giác ngộ
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Khi còn là thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. …

[ Full reading ]

Comments: 0

LỜI THẦY DẠY

13/04/14, 01:26 am by linhhoai

LỜI CỦA THẤY ....

Do đâu mà người ta bị áp lực trong cuộc sống. Phật dạy rằng con người bị áp lực trong cuộc sống là do tham, sân, si. Vì si mê chỉ …

[ Full reading ]

Comments: 0

Thời gian trôi?

13/04/14, 12:24 am by HHM

Thời gian ơi hãy trở lại?

Comments: 0

Sống chân thường

13/12/13, 11:34 pm by linhhoai


Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường
Nguyễn Thế Đăng
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh …

[ Full reading ]

Comments: 0

Top posting users this week
No user

NGOẠI TỆ
Tỷ giá
(Nguồn: )
GIÁ VÀNG
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
(Nguồn: )
Quà tặng âm nhạc
♥ Món quà từ: FastFurious
♥ Ca khúc: Mưa mùa thu
♥ Gửi đến: Các bạn thân mến

Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Music-11
Nhấn nút Play để nghe
CLICK VÀO ĐÂY Để yêu cầu

Xem thêm hướng dẫn
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 



Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo

Go down

07022011

Bài gửi 

Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Empty Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo




“Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” đã từ lâu trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức tới chúc tết, thăm hỏi gia đình thầy.
Nhiều người thầy, trong ngày Tết đến Xuân về, mở cửa đón những lớp học trò của mình đến chơi như một nguồn động viên tinh thần để các thầy cô thấy thêm yêu người và yêu nghề.

Tôn sư trọng đạo thời xưa

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... , trong xã hội phương Đông thời xưa, vận hành theo chủ nghĩa Khổng - Mạnh, ba tầng lớp “quân, sư, phụ” (vua quan, thầy và cha) được xã hội đề cao, trân trọng.

Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò.

Ở vào thời phong kiến, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)..


Những tấm gương tiêu biểu về tinh thần hiếu học, về nhân cách ngời sáng được chúng ta biết nhiều như Chu Văn An (thời Trần) là người thầy tài cao, đức trọng, ngay thẳng, cương trực, ông có công dạy dỗ nhiều người thành đạt nhưng không màng danh lợi. Hay như nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh của cụ Tư đồ Trần Nguyên Đán; Nhà giáo Lương Đắc Bằng nghiêm khắc dạy bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm học thi đỗ Trạng nguyên; Nguyễn Đình Chiểu là nhà giáo cầm bút đánh giặc…

Truyền thống tôn sư trọng đạo còn được biểu hiện cao đẹp ở những nhân vật trong lịch sử hiện đại. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, trước khi ra đi tìm đường cứu nước đã từng dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Và, Người đã ra đi tìm đường cứu nước mang lại tự do, độc lập cho dân tộc. Người luôn kỳ vọng, tin tưởng vào thế hệ trẻ. Trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu”.

Hay đến tấm gương hiếu học, vượt khó vươn lên như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành thần tượng của nhiều thế hệ học sinh.

Tôn sư trọng đạo thời nay

Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Đây cũng là dịp để bạn bè cùng trang lứa gặp lại nhau, cùng thầy cô hàn huyên chuyện thủa đi học, cái thời “…thứ ba học trò” với những trò nghịch ngợm phá phách làm phiền lòng thầy cô.

“Bạn ơi, thầy yếu rồi nhưng vẫn nhớ lớp mình đấy, thầy vẫn nhớ là trước Tết bạn có đến thăm thầy. Thầy vẫn nhớ bạn thường phải đi bộ về nhà vào cuối tuần để lấy gạo.” Đó là câu chuyện tôi nghe được trong một quán cà phê mùng 6 Tết Canh Dần giữa hai người đàn ông tuổi lục tuần. Vậy đó, họ đã rời xa tuổi đi học, rời xa quê hương để đến lập nghiệp ở mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến nhưng điều họ không bao giờ quên được là hình ảnh người thầy - người gắn liền với tuổi thơ và cũng là người nuôi dưỡng, dìu dắt ước mơ của họ thành hiện thực.

Đến thế hệ chúng tôi những người được sinh ra và lớn lên trong hòa bình nhưng cũng là lúc đất nước còn nhiều gian khó, tôi không bao giờ quên được hình ảnh thầy cô vất vả, lo toan vì miếng cơm manh áo, bươn chải nuôi lợn, nuôi gà, may vá thuê để kiếm sống; đi chiếc xe đạp vá săm, băng lốp... Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thầy cô vẫn kiên trì thắp lửa, không chỉ chăm lo cho chúng tôi cái chữ mà cả cái ăn, cái mặc giữa thời bao cấp thiếu thốn đủ bề.

Và đến thế hệ trẻ ngày nay, các em sống trong sự bao bọc của gia đình, sự đủ đầy của đời sống vật chất, của thời văn hóa phong bì nên Tết thầy đã phai nhạt đi ý nghĩa của nó. Chị bạn tôi đã lặng người đi khi nhận được một bông hoa đào tự tay con gái làm ở lớp để mang về Tết mẹ. Rồi như bừng tỉnh, chị hỏi rằng, con có làm hoa tặng cô không. Cô con gái ngỡ ngàng trả lời “nhưng cô giáo con chỉ bảo bọn con làm hoa về tặng bố mẹ”.

Vậy đó, trong thời đại công nghiệp hóa, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều mặt của xã hội: chạy trường, mua điểm, huyên náo trường thi, học giả bằng thật, ăn bớt khẩu phần trẻ nhỏ; hay đến chuyện thầy dạy theo kiểu bán chữ với thủ đoạn lừa đảo, bội tín, tống tiền, tống tình… Thì việc làm của một cô giáo trường tiểu học tư thục ở Hà Nội cho chúng ta thầy rằng, bỏ qua những mặt trái chỉ là thiểu số, hình ảnh người thầy ngoài việc truyền thụ kiến thức, nhân cách mới là tấm gương để thuyết phục học sinh và phụ huynh.

Theo VnMedia
Ngày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Tet%20thayNgày Tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo Tet%20thay
avatar
ctroi.
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit
- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết