DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Ký sự sông Mã Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.


Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn thân mến,

Diễn đàn K9295 Hoằng Hóa 2 là cầu nối giao lưu liên kết các thành viên K9295 với các thế hệ học sinh Trường Hoằng Hóa 2 và bạn bè bốn phương.

Rất hân hạnh chào đón bạn gia nhập cùng chúng tôi,
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và đóng góp tích cực xây dựng diễn đàn.
Ký sự sông Mã Bd_hom11

Nếu đã thành viên, bạn vui lòng đăng nhập.
Nếu chưa là thành viên, bạn chọn "Đăng ký" để tham gia cùng chúng tôi.
K9295
Hoằng Hóa 2.
DIỄN ĐÀN K9295 VÀ CÁC THẾ HỆ HOẰNG HÓA 2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
MỖI NGÀY MỘT LỜI HAY

Thống Kê
Hiện có 14 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 14 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 341 người, vào ngày 19/08/13, 09:10 am
Latest topics
» CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
by linhhoai 24/05/14, 11:54 pm

» TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ
by linhhoai 24/05/14, 09:34 pm

» LỜI THẦY DẠY
by linhhoai 13/04/14, 01:26 am

» Thời gian trôi?
by HHM 13/04/14, 12:24 am

» VĨNH BIỆT Thầy giáo Hoàng Văn Thống! Người thầy kính yêu!
by Hotuusau 06/03/14, 05:00 pm

» Tòa soạn báo Chém gió
by Hotuusau 06/03/14, 04:59 pm

» Sống chân thường
by linhhoai 13/12/13, 11:34 pm

» Chữ NHẪN
by linhhoai 04/12/13, 11:03 pm

» HHHV 2008 Nha Trang
by Khách viếng thăm 04/12/13, 09:03 am

» Từ Bi -Trí tuệ
by linhhoai 22/11/13, 12:48 am

» Hãy bình chọn cho TS.Hoàng Văn Sâm
by atuan762000 19/11/13, 01:28 pm

» Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng
by diemle 12/11/13, 10:16 am

» Suy ngẫm
by linhhoai 08/11/13, 09:49 am

» Thế nào là tình bạn tốt ?
by linhhoai 07/11/13, 10:00 pm

» Chuyện đời của cố nhạc sỹ Văn Cao được kể bằng âm nhạc.
by secretdnd 07/11/13, 10:02 am

» Nhân Nghĩa
by linhhoai 06/11/13, 10:02 pm

» Nội quy Diễn Đàn
by zetaly 06/11/13, 12:57 am

» Quảng cáo
by luyenlvtm 05/11/13, 11:51 pm

» Nếu chỉ còn một ngày để sống
by linhhoai 05/11/13, 10:21 pm

» Chuyện phải nói
by Khách viếng thăm 28/10/13, 12:41 am

» Chia tay cô giáo dạy văn Lương Thị Quý
by HHM 24/10/13, 09:55 pm

» Bóng dáng mẹ yêu!!
by nuocmatemladongsong 26/09/13, 09:24 am

» Thơ tình
by Khách viếng thăm 10/09/13, 09:14 pm

» Sắc mùa cũ
by Khách viếng thăm 08/09/13, 08:09 pm

» Tư duy tối ưu - First Things First
by lepooh 04/09/13, 08:58 pm

LƯỢT TRUY CẬP

Visiting
Liên kết
Diễn đàn PTTH Hoằng Hóa 2 Hoanghoa2.com

Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa Thanhhoa.gov.vn
TỪ ĐIỂN TRỰC TUYẾN

Chọn từ điển:
Từ cần tra:
© Cftanhiep Groups

CON ĐƯỜNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

24/05/14, 11:54 pm by linhhoai

Con đường tâm linh của người Phật tử
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về …

[ Full reading ]

Comments: 0

TRÍ TUỆ BẬC GIÁC NGỘ

24/05/14, 09:34 pm by linhhoai

Trí tuệ Bậc Giác ngộ
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Khi còn là thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. …

[ Full reading ]

Comments: 0

LỜI THẦY DẠY

13/04/14, 01:26 am by linhhoai

LỜI CỦA THẤY ....

Do đâu mà người ta bị áp lực trong cuộc sống. Phật dạy rằng con người bị áp lực trong cuộc sống là do tham, sân, si. Vì si mê chỉ …

[ Full reading ]

Comments: 0

Thời gian trôi?

13/04/14, 12:24 am by HHM

Thời gian ơi hãy trở lại?

Comments: 0

Sống chân thường

13/12/13, 11:34 pm by linhhoai


Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường
Nguyễn Thế Đăng
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh …

[ Full reading ]

Comments: 0

Top posting users this week
No user

NGOẠI TỆ
Tỷ giá
(Nguồn: )
GIÁ VÀNG
Giá Vàng 9999
Mua
Bán
(Nguồn: )
Quà tặng âm nhạc
♥ Món quà từ: FastFurious
♥ Ca khúc: Mưa mùa thu
♥ Gửi đến: Các bạn thân mến

Ký sự sông Mã Music-11
Nhấn nút Play để nghe
CLICK VÀO ĐÂY Để yêu cầu

Xem thêm hướng dẫn
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 



Ký sự sông Mã

2 posters

Go down

Ký sự sông Mã Empty Ký sự sông Mã

Bài gửi by HIANDU 12/09/10, 12:01 pm

Trong chuyến công tác dài ngày dọc con sông Mã vừa qua. Chúng tôi đã thực sự choáng ngợp trước sự hùng vỹ của dòng sông Mã huyền thoại. Và cũng trên dòng sông này, từ đất nước Lào đến tổ quốc Việt Nam, biết bao nhiêu nét văn hóa truyền thống độc đáo của anh em các dân tộc mà chúng ta chưa từng biết đến.
Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng sông này qua ký sự sông Mã.


Địa đầu sông Mã xứ Thanh

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta ai cũng đều đã từng được học qua bài thơ Tây Tiến của nhà thơ tài hoa Quang Dũng. Bài thơ thể hiện khúc tráng ca bi hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường ra mặt trận đánh giặc năm xưa. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ chỉ còn lại trong những trang thơ và trong ký ức của những người lính Tây Tiến, nhưng những địa danh được nhắc đến trong bài thơ như Mường Lát, Sài Khao, sông Mã vẫn còn tồn tại như chứng nhân của thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao mà hào hùng của dân tộc.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến nơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Những địa danh nên thơ được miêu tả trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã thôi thúc chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm về vùng đất địa đầu của dòng sông Mã đổ về xứ Thanh. Dòng sông Mã luôn đồng hành cùng đoàn làm phim trong suốt hành trình từ trung tâm TP Thanh Hóa cho tới Hồi Xuân, Quan Hóa thì tạm thời chia tay để chảy sang hướng khác.
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Đúng như miêu tả của nhà thơ Quang Dũng, tỉnh lộ 520 lúc cao vút trên đỉnh mây vờn, lúc lại hạ thấp xuống như đang ở vực. Chưa kể những khúc cua tay áo cứ nối tiếp nhau làm cho người đi xe dù không say cũng thấy chếnh choáng. Chỉ đến khi lên đến cổng trời, không khí mới đột ngột thay đổi , mát mẻ và trong lành đến lạ thường.
Núi rừng bao la, trùng điệp hiện lên với tất cả sự kỳ vĩ và nên thơ. Những bản làng của người Mông nằm chót vót trên các triền núi, điểm tô cho sức sống của đại ngàn. Mường Lát trở nên tinh khôi hơn trong ban mai, những cồn mây trắng đổ dồn về thung lũng tạo nên một biển mây bồng bềnh đẹp như trong chốn bồng lai tiên cảnh.
Dọc đường đi, chúng tôi đã nhận ra những hình ảnh độc đáo, mang đậm sắc thái vùng rừng núi. Những đứa trẻ Mông còn quá bé để làm những công việc nhọc nhằn của người lớn, những bà mẹ địu con đi nương về ngơ ngác khi gặp người lạ. Vùng cao Mường Lát là nơi sinh sống của 6 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm số lượng đông nhất. Người Mông có 2 tộc là người Mông Đen và người Mông Hoa. Người Mông đen có nguồn gốc cư trú rất lâu đời ở Mường Lát, còn người Mông Hoa phần lớn di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc xuống. Tộc người Mông thường chọn những mảnh đất bằng phẳng nằm trong các thung lũng hoặc trên những triền núi cao để xây dựng bản làng, lấy canh tác nương rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm làm nghề sản xuất chính.
Thật may mắn khi chúng tôi được chứng kiến cách thức chế biến rượu ngô, thứ rượu đặc sản nhất của tộc người Mông. Rượu ngô của người Mông nấu bằng thứ men riêng, được làm từ một số loại rễ cây rừng nên có mùi thơm rất đặc biệt. Do không biết nói tiếng kinh nên chúng tôi hỏi gì thì người phụ nữ Mông này cũng chỉ cười, nụ cười hiền lành rất đặc trưng của người vùng cao. Nếm thử chén rượu ngô, ban đầu thấy hơi sốc, nhưng khi xuống đến cổ thì nồng ấm và êm ái. Trong cái nắng lấp lánh của tiết thu , những bộ váy của các cô gái Mông hoa trở nên rực rỡ, sáng bừng cả núi rừng vùng cao.
Dừng lại thác nước ven trục tỉnh lộ 520, chúng tôi gặp một tốp nam nữ người Mông đang rủ nhau đi chơi. Chỉ bằng vài câu làm quen, chúng tôi đã tiếp cận được với họ. Vẫn là âm thanh tài tình phát ra từ những chiếc lá. Dường như với người Mông, khèn lá là phương tiện để giao duyên, để biểu thị những cung bậc cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng tôi còn ghé thăm bản Pù Quăn- nơi sinh sống của người Dao đỏ. Người Dao ở Mường Lát di cư từ Trung Quốc xuống vào cuối thế kỷ 19. Trước kia cũng giống như như Mông, người Dao đỏ sống trên dọc các triền núi cao, làm nương rẫy, săn bắt thú rừng. Thực hiện chính sách hạ sơn của Nhà nước, người Dao Mường Lát đã xuống núi, chọn những khoảng đất bằng phẳng gần nguồn nước để dựng nhà, lập bản. Ngày nay, người Dao đã rất thuần thục trong canh tác lúa nước và chăn thả gia súc, gia cầm. Hầu hết các trang phục của người Dao đỏ đều do họ từ làm ra. Họ dùng các sợi lanh để dệt các tấm vải, sau đó nhuộn thành màu chàm và trang trí các hoa văn trên vải theo sở thích. Người phụ nữ Dao rất khéo léo trong việc thêu thùa. Bằng những đường kim, mũi chỉ thuần thục, họ thổi hồn của hoa lá, của thiên nhiên vào những tấm vải đậm sắc thái vùng cao.
Điểm dừng chân nghỉ ngơi nơi đầu nguồn xứ Thanh là thị trấn Mường Lát. Tại đây chúng tôi gặp lại dòng sông Mã kỳ vĩ, nên thơ giữa đại ngàn mênh mông. Nơi địa đầu biên giới này dòng sông Mã đã được huyền thoại hoá thông qua các truyền thuyết nên càng trở nên huyền bí hơn. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia mảnh đất này bỗng trở nên khô hạn, vạn vật khô héo, thiếu sức sống. Trước tình cảnh ấy, Thần Long Mã vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống hạ giới làm sông cứu hạn cho con người. Thần sải vó phi từ Tây sang Đông. Ngài phi đến đâu .đất lún sâu xuống và nước ngọt phun ra, tưới mát cho ruộng đồng cây cỏ đến đó . Do địa thế núi cao và hiểm trở nên từ đây dòng sông Mã lại bắt đầu gồng mình để len lỏi qua những vách núi dựng đứng trên hành trình về xuôi.
Bản Lát nằm bên triền sông Mã là nơi mà chúng tôi tìm đến. Trước kia, muốn qua sông Mã phải đi bằng thuyền - bè, lòng sông rộng và chảy siết luôn là mối đe dọa , cách trở đối với cư dân bản Lát. Nhưng giờ đây một cây cầu treo được xây dựng đã nối liền đôi bờ sông Mã, tạo điều kiện cho bà con đi lại , giao thương thuận tiện hơn. Vẫn là những bến sông với những tiên nữ hồn nhiên đắm mình trong dòng nước sông trong mát, để rồi làm ngơ ngẩn bao khách qua đường.
Chiều muộn, những cô gái Thái vội vàng gùi rau quả hái từ trên nương xuống bán ở phiên chợ chiều của thị trấn. Vẻ đẹp mặn mà và nụ cười e ấp của họ làm ấm lòng những người làm phim sau hành trình dài vất vả. Bản Lát hiện lên với tất cả vẻ đẹp nguyên sơ, những nếp nhà sàn xinh xắn nằm quây quần dưới bóng núi cao chót vót .
Chúng tôi cũng đã vượt qua cầu treo sông Mã để vào khám phá bản sắc của tộc người Khơ Mú, một trong những dân tộc người còn rất ít ở miền núi xứ Thanh. Người Khơ Mú ở bản Đoàn Kết sinh sống giữa lòng thung lũng, gần nguồn nước. Trước kia, người Khơ Mú sống theo tập tục du canh , du cư nên cuộc sống rất đói nghèo. Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, người Khơ Mú đã định canh định cư, lấy việc gieo trồng trên nương rẫy làm nghề nghiệp sinh sống chính. Bản Đoàn Kết bây giờ đang vào dịp thu hoạch lúa rẫy, trong bản chỉ còn lại người già và trẻ em. Những đứa trẻ ngơ ngác như lâu lắm rồi mới được thấy người lạ vào bản chơi.
Trưởng bản đoàn kết dẫn chúng tôi lên gặp cụ Lò Văn Ngân- người nắm giữ những kho tàng chuyện kể về nguồn gốc của người Khơ Mú. Truyền thuyết kể lại rằng xưa kia tất cả các tộc người đều sinh ra trong một quả bầu to, người Kinh, người Mường, người Thái thì dùng dao khoét quả bầu chui ra, riêng người Khơ Mú thì chui ra khỏi quả bầu thông qua những lỗ dùi sắt. Người Khơ Mú xứ Thanh có tiếng nói riêng nhưng không có chữ viết riêng. Tương truyền rằng xưa kia, tổ tiên của họ viết chữ trên những tấm da trâu, trong một lần di chuyển qua sông mọi đồ đạc bị dòng nước cuốn đi, chỉ còn lại những miếng da trâu có chữ Khơ Mú. Khi sang đến bờ, do đói quá nên người Khơ Mú đem nướng miếng da trâu để ăn, từ đó chữ viết của tộc người này cũng mất đi. Các họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay các gốc cây rừng nào đó như họ Mong, Cút, kít….Mỗi dòng họ coi chim thú, cây cối là tổ tiên ban đầu của mình nên kiêng giết thịt các loại động thực vật này.
Hiện nay, bản sắc văn hóa của người Khơ Mú cũng bị mai một gần hết. Chỉ còn một số người còn thuộc được vài điệu hát ru con. Rất may mắn cho đoàn chúng tôi là trong dịp này một gia đình Khơ Mú ở bản Đoàn Kết tổ chức lễ cúng Sên để chữa bệnh cho người mẹ. Người Khơ Mú quan niệm rằng người ốm là do vía bị lạc khỏi xác nên phải tổ chức lễ cúng để gọi vía về. Sau khi thầy mo thực hiện xong các nghi thức cầu thần linh, trai gái trong bản tham gia múa hát để dâng thần, cầu cho người bệnh nhanh khỏi.
Chúng tôi tiếp tục hành trình ngược lên vùng biên giới Tén Tằn- miền đất đầu tiên mở rộng vòng tay đón dòng sông Mã trở lại Việt Nam sau hành trình 102 km chảy trên nước bạn Lào.Vùng biên giới Tén Tằn cũng đang vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang trông xa như những bậc thang bắc lên trời. Đây là vùng đất mà dòng sông Mã ưu ái, ban tặng cánh đồng rộng lớn và phi nhiêu vào bậc nhất ở vùng cao Mường Lát. Chủ nhân của những ruộng lúa đẹp hút hồn người này là ngườiThái, họ rất giỏi trong việc canh tác ruộng nước. Ngày nay, nhờ việc đưa các giống lúa mới vào thâm canh đã giúp cho cánh đồng Tén Tằn có những vụ mùa bội thu, mang lại no ấm cho khắp các bản làng .
Từ Xốc Bâu dòng sông Mã chảy qua cửa khẩu Tén Tằn để trở về quê hương. Dường như sau một hành trình rong ruổi trên miền đất lạ, dòng sông Mã vui mừng, hối hả khi tìm về được với đất mẹ. Tại đầu nguồn sông Mã xứ Thanh , đoàn làm phim Ký sự sông Mã ghi lại được những hình ảnh đặc trưng của vùng biên giới, những người lính biên phòng đang ngày đêm chắc tay súng canh giữ đất trời, đảm bảo sự bình yên cho quê hương, để dòng sông Mã miệt mài , cần mẫn đem phù sa của thựơng nguồn làm nên những bờ xôi, ruộng mật cho vùng hạ lưu trước khi hoà mình vào biển cả biển.
Những người dân bản địa cho chúng tôi biết, nếu không đến được đoạn sông chảy qua Trung Lý, Mường Lý thì chưa khám phá được vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Mã nơi đầu nguồn xứ Thanh. Vì vậy đoàn làm phim quyết định trở về Hồi Xuân, sau đó ngược lên Co Lương, Hoà Bình để thuê thuyền đi dọc sông Mã. Chủ thuyền đưa đoàn chúng tôi đi là anh Nguyễn Viết Thủy, người đã có thâm niên trên 10 năm làm nghề chèo thuyền chở khách trên sông. Với anh, từng luồng lạch, từng đoạn thác ghềnh, từng gốc cây, mỏm đá chắn trên dòng sông Mã đã trở nên rất quen thuộc. Quả thật khám phá sông Mã bằng thuyền mới thấy hết được vẻ đẹp kỳ thú của hai triền sông Mã. Vào mùa mưa nước lũ, dòng sông Mã dâng cao bào mòn những vách đá ven sông, để rồi khi nước rút để lại vô số những hình thù đẹp mắt. Nếu là người có trí tưởng tượng phong phú thì có thể ghép nối các hình thù thành những câu chuyện đầy chất huyền thoại.
Thời điểm này đang là mùa khô, dòng nước sông Mã đã bớt đi sự hung dữ, nhưng chặng đường ngược sông Mã bằng thuyền vẫn còn chứa đựng nhiều những hiểm nguy. Những luồng nước đổi chiều làm cho chủ thuyền không kịp trở tay đã khiến con thuyền chòng chành, những xoáy nước cuộn tròn như muốn nhấn chìm cả đoàn làm phim vào lòng sông. Đoạn sông từ bến thuyền Co Lương lên tới Mường Lý( Mường Lát) có tới vài chục ghềnh thác. Thác ghềnh trên sông Mã đoạn này tuy không cao lắm nhưng do bị chắn bởi các mõm đá chìa ra hai bên bờ nên rất nguy hiểm. Tại con thác Kép, một trong những thác hiểm trở nhất của sông Mã xứ Thanh, đoàn làm phim đã trải qua những giây phút kinh hoàng. Người lái thuyền chưa kịp neo thuyền lại thì dòng nước dữ dội đã hất chiếc thuyền lên cao, va vào vách đá rồi chòng chành như sắp lật úp. Rất may do có kinh nghiệm khi đi qua đoạn thác này nên chủ thuyền đã kịp giằng dây lên bờ để neo thuyền an toàn.
Trên đường xuôi dòng trở về khu vực Trung Thành,Trung Sơn của huyện Quan Hoá , chủ thuyền cho biết đoạn sông Mã này đã được quy hoạch để xây dựng nhà máy thuỷ điện Trung Sơn. Vậy là trong tương lai không xa, dòng sông Mã hung dữ và bất kham sẽ được thu phục bởi sức mạnh trí tuệ của con người để trở thành dòng sông mang ánh sáng điện , ánh sáng văn minh đến soi rọi khắp bản làng nơi đầu nguồn sông Mã xứ Thanh.
Hai bên triền sông Mã đầu nguồn là những rừng luồng lớn nhất Việt Nam với trên 60.000 ha. Cây luồng có mặt trong mọi mặt đời sống sinh hoạt của người dân bản địa . Luồng dùng để làm nhà sàn, làm những cọi nước, những chiếc cối giã gạo bằng nước…Và từ bao đời nay cây luồng xứ Thanh đã trở thành lâm đặc sản cung cấp cho nhu cầu xây dựng và các nhu cầu khác của nhân dân khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Khi những khóm luồng đã đủ độ rắn chắc sẽ được bà con chặt hạ , kết thành bè –mảng để theo dòng sông Mã về xuôi. Đi bè luồng trên sông Mã là một nghề đầy hiểm nguy, đòi hỏi sức khoẻ , sự cam đảm , nhanh nhẹn và tháo vát của các đấng nam nhi.
Dọc hành trình bằng thuyền trên sông Mã, chúng tôi bắt gặp những bè luồng dong duổi trên sông. Có thể nói, mỗi chuyến bè xuôi là một cuộc vật lộn với sông nước. Đây không chỉ là cuộc đấu sức mà còn là cuộc đọ trí, một thách thức của thiên nhiên hoang dã với sức lực và trí thông minh của con người. Vào mùa nước lũ, dòng sông Mã trở nên hung dữ, từng đợt sóng hối hả xô dạt những bè luồng vào bờ. Lúc này, những người đi bè chỉ cần sơ sểnh, không kịp bẻ lái là có thể bị va vào các vách đá, vỡ tung bè luồng.nguy hiểm đến tính mạng .
Trước kia, do đường bộ đi lại khó khăn nên những bè luồng xuôi dòng sông Mã về xuôi có thể mất cả tuần, thậm chí cả tháng. Giờ đây, các bè luồng đã được tập kết ngay tại ngã ba sông Mã và sông Luồng trên địa phận thị trấn Quan Hóa, sau đó lên ô tô về xuôi. Khi đường giao thông đường bộ đã đi lại thuận tiện thì nghề đi bè trên sông Mã cũng mai một dần và chắc chắn đến một ngày nào đó có thể sẽ không còn. Dẫu biết rằng như vậy là hợp với quy luật của phát triển, nhưng vẫn thấy nuối tiếc về một nghề sông nước đã gắn bó lâu đời với cư dân vùng sông Mã quê ta .
Chia tay miền đất địa đầu nơi dòng sông Mã đổ vào xứ Thanh, chúng tôi trở về xuôi mang theo nỗi nhớ khuôn nguôi về một vùng đất mà những cái tên như Tây Tiến, Mường Lát, sông Mã, Sài Khao đã đi vào thi ca như một huyền thoại trường tồn mãi với thời gian.


HIANDU
HIANDU
Ngó nghiêng diễn đàn
Ngó nghiêng diễn đàn

Tổng số bài gửi : 4
Mức độ đóng góp : 120
Điểm được cảm ơn : 20
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Ký sự sông Mã Empty Re: Ký sự sông Mã

Bài gửi by HongPhuc12c 12/09/10, 12:23 pm

Lại một bài hay về quê hương rau má.
Lại làm mình nhở bao lần đạp xe "lòi kèn" qua Sông Mã để lên tận thành phố học thêm văn.
Có hôm về qua Sông Mã lại bảo với nhỏ bạn: Ước gì năm nay đề thi đại học đừng có vào Tây Tiến (vì học mãi khồng thuộc mấy cái tên miền núi gì gì đó) Dù khi đó, bây giờ và mai này vẫn yêu lắm: Đây Thanh Hóa anh hùng và dòng sông Mã mến thương.
HongPhuc12c
HongPhuc12c
Không thể sống thiếu diễn đàn
Không thể sống thiếu diễn đàn

Tổng số bài gửi : 1378
Mức độ đóng góp : 17241
Điểm được cảm ơn : 1097
Ngày tham gia : 06/07/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết